Cùng Onthidgnl tham khảo nội dung Nghịch ngữ là gì; ví dụ về biện pháp tu từ này và cách tạo nghịch ngữ. Các em tham khảo thêm để học tập kiến thức ngữ văn lớp 12 nhé.
Mục lục
Khái niệm Nghịch ngữ là gì
– Nghịch ngữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những đơn vị cú pháp đối lập nhau và nghĩa trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ.
– Để tạo sự mâu thuẫn, phi lí, nhưng lại rất tự nhiên, biện chứng.
– Nghịch ngữ bao giờ cũng được diễn đạt bằng cụm từ chứ không phải bằng câu
Ví dụ về biện pháp tu từ nghịch ngữ
Ví dụ: “Các ngài chiến thắng quang vinh của chúng ta thường quen thói “ giáo dục” người bản xứ bằng đá đít hoặc roi vọt.”
“Công việc khai hóa người Ma rốc bằng đại bác vẫn tiếp diễn.”
Trong sinh hoạt hằng ngày:
Đẹp khủng khiếp, ngon ghê, hiền dễ sợ, đẹp ghê gớm,…
Đầu đề của các tác phẩm văn học:
Ngựa người và người ngựa (Nguyễn Công Hoan), Sống mòn (Nam Cao), Kẻ sát nhân lương thiện ( Lại Văn Long),…
Những cách tạo nghịch ngữ
+ Sử dụng các từ ngữ hoặc câu, vế câu phản ánh những đặc điểm trái ngược nhau của cùng một đối tượng hoặc các đối tượng khác nhau,
ví dụ: Khúc sông bên lở bên bồi / Bên lở thì đục, bên bồi thì trong (ca dao),…
+ Sử dụng từ trái nghĩa, tạo ra những kết hợp từ bất thường,
ví dụ: cái chết bất tử, sự cay đắng ngọt ngào, niềm vinh quang cay đắng, sự im lặng hùng hồn….
– Nghịch ngữ gây ấn tượng mạnh về cái khác lạ, độc đáo; mang lại nhận thức đa chiều, sâu sắc, mới mẻ hơn.
– Tác dụng : Nghịch ngữ có tác dụng gây cười, tạo sắc thái châm biếm nhẹ nhàng hoặc đả kích mạnh mẽ.
Đọc thêm: Nghich ngữ – phép tu từ của những mẫu thuẫn thống nhất