• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

Ôn thi ĐGNL

Website chia sẻ tài liệu luyện thi miễn phí

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ôn thi đại học
    • Ôn thi Đánh giá năng lực
    • Ôn thi tốt nghiệp THPT
    • Ôn thi đánh giá tư duy
    • Tài liệu mới Update
    • Tài liệu kiến thức
  • Kiến thức
    • Toán
    • Vật Lý
    • Hóa Học
    • Ngữ Văn
    • Tiếng Anh
    • Sinh Học
  • kho tài lệu free
  • Tin tức học đường
  • Liên hệ
You are here: Home / Nghị luận xã hội / Nghị luận xã hội về Làm chủ tính nhạy cảm của bản thân

Nghị luận xã hội về Làm chủ tính nhạy cảm của bản thân

Tác giả Tùng Teng posted 17/01/2025

Share
Share on Facebook
Share
Share this
Pin
Pin this

Hãy cùng nhau khám phá một chủ đề thú vị và đầy ý nghĩa: “Làm chủ tính nhạy cảm của bản thân”. Nội dung này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính mình mà còn mở ra những phương thức hiệu quả để quản lý cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày. Onthidgnl đã chia sẻ những gợi ý tuyệt vời cho bài nghị luận xã hội này. Dưới đây là một bài văn mẫu mà các bạn có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết của mình. Đừng ngần ngại, hãy cùng nhau khám phá và rèn giũa khả năng trình bày quan điểm của bản thân nhé!

Nghị Luận Xã Hội Về Làm Chủ Tính Nhạy Cảm Của Bản Thân

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa tìm kiếm + Onthidgnl.com". Lưu ý! Kéo xuống cuối trang để tải File PDF (nếu có) nhé!

Nghị luận xã hội về Làm chủ tính nhạy cảm của bản thân

Mỗi một vấn đề luôn tồn tại song song hai mặt vốn có của chính nó, bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực. Điều chúng ta cần làm là phát huy những giá trị tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của vấn đề đó. Tính nhạy cảm cũng không ngoại lệ, việc làm chủ tính nhạy cảm của bản thân có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta.

Trước hết, chúng ta cần hiểu tính nhạy cảm là gì? Tính nhạy cảm là xu hướng cảm nhận mạnh mẽ với mọi thứ từ cảm xúc, cử chỉ của người khác hay của chính bản thân đến những điều đang xảy ra xung quanh mình. Nhờ nhạy cảm, ta biết rung động trước một bài hát hay, một câu chuyện buồn,… Cũng chính nhờ nó, ta vui cười, nô đùa như một đứa trẻ, đung đưa theo điệu nhạc mình thích, ta biết say mê những tia nắng mặt trời, chìm đắm trong ánh hoàng hôn buổi chiều tà, ta mới biết yêu, cảm thông và sẻ chia nhiều hơn trong cuộc sống…Tuy nhiên, khi tình trạng nhạy cảm quá mức xảy ra, cảm xúc của con người sẽ dễ bị chi phối bởi các yếu tố khác nhau, từ đó dẫn đến những hành động, suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát, ảnh hướng đến bản thân và những người xung quanh. Khi đó, ta dễ tức giận mà hành động nông nổi dẫn đến những sai lầm không mong muốn. Dường như ta lạc vào vòng xoáy hỗn độn của cảm xúc, mọi hành động của người khác lúc này đều có thể châm ngòi cho cảm xúc của bạn lên đỉnh điểm. Suy cho cùng, nhạy cảm là một tính cách đặc biệt, nó sẽ tốt đối với những ai biết làm chủ nó một cách hợp lý.

Vậy việc làm chủ cảm xúc cá nhân có ý nghĩa gì? Làm sao để chúng ta làm được điều đó? Cha ông ta có câu:” Cả giận mất khôn”, làm chủ cảm xúc cá nhân không chỉ đơn thuần là việc kiểm soát chúng, mà nó còn là khả năng điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình theo cách sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh. Trên thực tế, việc làm chủ cảm xúc cá nhân là vô cùng cần thiết đối với tất cả chúng ta; bên cạnh việc sử dụng lời nói một cách khôn khéo, nó còn gắn với khả năng đánh giá mọi quyết định trước khi thực hiện để tránh những cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến nhiệm vụ hay công việc tập thể. Chúng ta nên làm chủ tính nhạy cảm của bản thân bằng một cái đầu lạnh, để làm cho bản thân tốt hơn mỗi ngày; ta sẽ không phải bận tâm quá nhiều vào cái nhìn, suy nghĩ cũng như cách đánh giá của người khác về mình. Điều đó giúp con người giảm bớt lo âu, căng thẳng, hoảng loạn, nóng nảy. Cách duy nhất giúp bạn kiềm chế những hành động nhạy cảm thái quá chính là bớt tạo áp lực không cần thiết cho bản thân. Như câu nói:” Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh”, thay vì chìm sâu vào những cơn tức giận, hãy hít một hơi thật sâu để bình tĩnh, suy xét lại vấn đề. Kiềm chế sự nhạy cảm cũng là cách bạn ngăn mình suy nghĩ quá nhiều theo hướng không mấy tốt đẹp, tránh rơi vào hội chứng “overthinking”.Sự bình yên và sáng suốt của tư duy, trí tuệ chính là chìa khóa để giữ cho cảm xúc của bản thân không theo chiều hướng tiêu cực hóa.

Có thể nói, hành trình làm chủ tính nhạy cảm của bản thân là một hành trình mang tính cá nhân, mỗi cảm xúc đơn giản là một sự trải nghiệm trong cuộc sống, một vai diễn mà bạn từng trải qua. Nếu bạn là một người nhạy cảm, hãy học cách thả lỏng bản thân, đừng áp đặt bất cứ điều gì cho mình. Hãy cứ trân trọng giá trị của sự nhạy cảm, tin vào chính mình:”Đừng để bản thân là nạn nhân của cảm xúc!”.

—-

PDF:

https://drive.google.com/file/d/1FXUex7bvhQhSr3zX-SVOY8a2DVmi7niH/view?usp=sharing

Hy vọng rằng bài mẫu nghị luận xã hội ở trên sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức làm bài và tự tin hơn trong môn Ngữ Văn THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!

Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:

FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom

Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl

Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7

Youtube:

 

Có thể bạn quan tâm:

  • Nghị luận về Lòng vị tha: Vẻ đẹp của sự bao dung
  • Nghị luận về an toàn giao thông: Ý thức và trách nhiệm
  • Nghị luận về an toàn giao thông: Ý thức và trách nhiệm
  • Nghị luận về tinh thần lạc quan: Sức mạnh vượt qua khó khăn

Filed Under: Nghị luận xã hội, Ngữ Văn; Tagged With: nghị luận xã hội

About Tùng Teng

Tôi là Tùng Teng. CEO thành lập website và là Chuyên gia nội dung với 12 năm kinh nghiệm và chịu trách nhiệm với những nội dung hữu ích mang lại.
Facebook: facebook.com/caca9x

Instagram: instagram.com/tungteng9x/

Pinterest: pinterest.com/tungteng9x/

Primary Sidebar

Tìm kiếm

Danh mục nổi bật

  • Nghị luận xã hội
  • Nghị luận văn học
  • Soạn Văn 12
    • Kết nối tri thức tập 1
    • Kết nối tri thức tập 2
    • Chân trời sáng tạo tập 1
    • Chân trời sáng tạo tập 2
    • Cánh Diều tập 1
    • Cánh Diều tập 2

FOLLOW CHÚNG TÔI

    FANPAGE:
    Facebook.com/onthidgnlcom

  • GROUP FACEBOOK
  • 2K7 Ôn thi ĐGNL, ĐGTD, Đại học 2025 - Chia sẻ Kho tài liệu miễn phí
  • KÊNH YOUTUBE:


Bài viết mới nhất

  • Chuyên_Đề_Nguyên_Hàm_Và_Tích_Phân_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_THPT_2025_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Một_Số_Yếu_Tố_Về_Xác_Suất_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_THPT_2025_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Hình_Học_Không_Gian_Lớp_11_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Hàm_Số_Mũ_Hàm_Số_Lôgarit_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_THPT_2025_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Cấp_Số_Cộng_Và_Cấp_Số_Nhân_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_Giải_Chi_Tiết

Footer

About Ôn thi ĐGNL

Onthidgnl.com là website chia sẻ miễn phí các kiến thức học tập, thông tin về Ôn thi THPT, đại học, luyện thi đánh giá năng lực của các trường.
Liên hệ:
Phone: 0862902394
Địa chỉ: P. Nguyễn Thị Thập, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Mail: info@onthidgnl.com

Kết nối chúng tôi

  • Amazon
  • Facebook
  • Pinterest
  • Threads
  • Twitter
  • YouTube

Chuyên mục chính

  • Kiến thức Toán Học
  • Kiến thức Vật Lý
  • Kiến thức Hóa Học
  • Kiến thức Ngữ Văn

Copyright © 2025 · Onthidgnl.com
Sitemap | Giới thiệu | Liên hệ | Chính sản bảo mật | Điều khoản và điều kiện