Hãy cùng khám phá một chủ đề đang rất nóng hổi trong xã hội hiện nay: bạo lực học đường! Onthidgnl đã chuẩn bị một nội dung nghị luận xã hội đầy hấp dẫn và ý nghĩa, giúp các em nắm vững kỹ năng viết văn nghị luận. Bài văn mẫu dưới đây không chỉ mang đến cho các em cái nhìn sâu sắc về vấn đề bạo lực học đường mà còn là nguồn cảm hứng để các em thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình. Hãy cùng nhau tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng viết của mình qua những ý tưởng phong phú và thực tế nhé!
Mục lục
Nghị luận xã hội về bạo lực học đường
Mẫu 1: NLXH về bạo lực học đường
Xã hội hôm nay đang ngày càng phát triển,nền giáo dục cũng ngày càng tiên tiến và đổi mới. Cụ thể có thể thấy được những vật dụng tiện ích xung quanh chúng ta được phát triển một cách mạnh mẽ. Điều đó cũng minh chứng rằng nền giáo dục phải ngày càng đi lên. Nhưng không, vẻ bề ngoài thì vậy nhưng vẫn còn có nhiều thành phần nổi loạn gây ra bạo lực học đường.
Vậy bạo lực học đường là gì? Đó là những hành vi xâm phạm ,tác động vật lý đến cơ thể của người khác ở trường học. Lẽ ra môi trường học tập là nơi không nên có những hành vi thô lỗ, thiếu văn hóa như thế này, vì sao mà nó lại diễn ra chúng ta cùng tìm hiểu nhé
Hiện nay trên các trường học, đặc biệt là THCS và THPT thì rất nhiều thành phần học sinh có bản tính hung hăng, máu chiến, chuyện gì cũng phải động tay động chân thì mới hài lòng. Theo như nguồn tin trên internet thì người vi phạm có độ tuổi 30 – 45 về tội cố ý gây thương tích đã giảm 41% nhưng độ tuổi từ 18 – 30 lại tăng 75% .Đây là một con số đáng báo động đỏ cho mọi người, có nghĩa là đa số học sinh, sinh viên bị bạn bè ,anh,… bạo hành, bắt nạt. Vậy bạo lực học đường xuất phát từ đâu? Phải chăng là sự thiếu hiểu biết của lứa tuổi học sinh hay là sự đố kỵ ghen ghét,…Đúng vậy, những lý do nêu trên đều đúng với vấn nạn này. Một phần cũng do mạng xã hội ngày nay quá phát triển các bạn trẻ thường hay chat, nhắn tin từ đó gây ra tranh cãi nảy lửa, sự đối lập ý kiến với nhau dẫn đến các vụ xô xát không đáng có.
Điều này để lại vô số hậu quả đáng buồn cho xã hội. Khi bị bạo hành xu hướng của người bị bạo hành sẽ có tâm lý bị ám ảnh, lo sợ,có thể rơi vào trầm cảm. Không dừng lại ở đó, sẽ dẫn tới những chuyện đáng buồn cho người bị hại khi họ không làm chủ được suy nghĩ. Dần dần họ thu mình vào một góc, không giao tiếp nói chuyện với ai,cũng không thích chơi với bạn bè bên ngoài
Ngày nay chính phủ nước ta đang có chính sách hướng tới một môi trường nói không với bạo lực học đường. Các trường, lớp thường dán các poster, câu thơ hay giáo dục các bạn trẻ tránh xa bạo lực học đường. Những điều luật về bạo lực học đường cũng được đưa ra nhiều hơn để nhằm răn đe.
Là một người công dân đang ở ngưỡng cửa thanh xuân đẹp, em phải cố gắng học tập thật giỏi, rèn đức luyện tài để tránh xa tư tưởng bạo lực học đường. Cuộc sống chúng ta nên là những sắc hồng tươi thắm, đẹp đẽ. Từ đó mọi người mới đồng cảm và xích lại gần nhau hơn
Khép lại vấn đề, chúng ta có thể thấy được niềm tin yêu nếu được lan tỏa đến tất cả mọi người thì cuộc đời này sẽ rất đẹp,từ đó khẳng định được tầm quan trọng của việc tránh xa bạo lực học đường. Là một con người có ý thức hãy tránh ra thứ xấu xa này nhé.
Mẫu 2: NLXH về bạo lực học đường
Bánh xe của nhịp sống hiện đại không ngừng quay nhanh, xã hội ngày càng phát triển cũng là lúc vấn đề bạo lực học đường đang được quan tâm và chú ý hơn bao giờ hết.
Bạo lực học đường là hành vi tấn công người khác trong môi trường học tập bằng vật lý , tâm lý và xã hội. Bạo lực bằng vật lý là đánh đập người khác gây thương tích và hậu quả nặng nề . Bạo lực bằng tâm lý là chửi rủa mắng mỏ, đe doạ . Những hành động này khiến người ta sợ hãi và mắc những chứng bệnh tâm lý như trầm cảm và tự kỷ. Bạo lực bằng xã hội là lấy người khác ra làm trò cười, cô lập và loại trừ khỏi nhóm. Bạo lực học đường đang là một vấn đề lớn gây nhức nhối trong xã hội hiện nay . Nó xảy ra tràn lan trong các môi trường học tập không những trong nước mà cả toàn thế giới. Các hành vi bắt nạt hay bạo lực này bắt nguồn từ sự đố kỵ, từ sự ghen ghét của các em học sinh đang trong thời kì phát triển tâm sinh lý. Hoặc cũng có thể bắt nguồn từ những cuộc cãi vã , bất đồng quan điểm dẫn đến xô xát và ẩu đả .Môi trường học đường hầu hết là các em học sinh đang trong thời kỳ khám phá bản thân vậy nên không thể tránh khỏi việc gặp các vấn đề về sức khỏe tâm lý của cá nhân. Những cảm xúc bất ổn, thiếu tự tin, tự hào quá mức cũng dẫn đến các cuộc cãi vã. Thiếu những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hay có khả năng thích ứng kém với các xung đột. Những gia đình thường xuyên có bất đồng , thiếu sự hỗ trợ và quan tâm và các mẫu giáo dục tiêu cực như sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn cũng làm ảnh hướng lớn đến nhận thức và hành vi của các em .Các yếu tố như sự thiếu tôn trọng, bất công, phân biệt đối xử, hay không có sự giám sát và can thiệp kịp thời từ phía giáo viên hoặc nhân viên cũng đã góp một phần nào đó để trường hợp này diễn ra một cách tràn lan. Sự lan truyền nhanh chóng của thông tin qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khiến các em học tập và làm theo . Góp phần gia tăng sự căng thẳng và xung đột giữa các cá nhân trong một tập thể . Hiện nay các cuộc xung đột lớn đang diễn ra tràn lan một cách thường xuyên .Các cuộc ẩu đả lớn giữa các nhóm học sinh với nhau còn được quay lại và đăng lên các trang mạng xã hội để câu like câu và lượt xem. Dường như các em đang còn chưa nhận thức được tầm quan trọng trong hành động của mình . Việc bạo lực học đường vẫn đang xảy ra xung quanh chúng ta . Bằng một cách nào đấy việc đánh nhau trong trường là chuyện bình thường chỉ là xô xát giữa các em học sinh. Chúng ta thiếu sự quan tâm để rồi những đứa trẻ bị bắt nạt sẽ ngày càng bị bắt nạt một cách thậm tệ hơn. Trong chúng ta ai đi học cũng ít nhất một lần được thấy vấn đề bạo lực học đường. Có những biểu hiện coi là bình thường nhưng đó lại là sự bắt nạt, sai khiến mà chúng ta không hề nhận ra. Những điều đó dồn nén bên trong các bạn bị bắt nạt khiến cho tâm lý không còn được ổn định.Vậy nên trong học tập các em sợ đến trường và sợ giao tiếp. Các em tự ti về bản thân không dám hoà đồng với các bạn khác , không dám thể hiện tài năng của mình . Nhút nhát, rụt rè và không có được thành tích học tập cao và không đúng với năng lực của bản thân .Thường xuyên nhận những bất công trong cuộc sống mà không dám phản bác và đứng lên đòi lại công bằng. Và những lần như vậy xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng bỏ học.Về tâm lý những em bị bạo lực học đường thường có nguy cơ cao mắc các bệnh như trầm cảm, lo âu , tự kỷ. Thiếu đi sự tự tin và tin tưởng vào mọi người xung quanh. Luôn luôn quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình. Và dần dần như vậy các em sẽ có những lối suy nghĩ lệch lạc và thậm chí là tự sát.Về vấn đề sức khoẻ thì có thể liên quan đến thể chất bị chấn thương và cảm giác đau đớn. Gặp nhiều thương tích và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của chính bản thân.Đối với mỗi cá nhân và gia đình, bạo lực học đường còn làm cho những vấn đề của cá nhân và gia đình trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh hưởng đến sự hoà hợp và cảm giác an toàn với người thân của mình. Từ đó tạo nên một môi trường không an toàn và thân thiện ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề học tập của mỗi cá nhân khiến cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội . Qua đó ta nhận thấy được tầm quan trọng của vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề đó chúng ta nên Tăng cường giáo dục về hậu quả của bạo lực học đường đối với cả nạn nhân và kẻ tấn công. Tổ chức các hoạt động giáo dục như buổi hội thảo, các chương trình đào tạo cho học sinh, giáo viên và phụ huynh về cách phòng ngừa và xử lý bạo lực học đường. Thực hiện theo dõi sát sao và nghiêm ngặt để dễ dàng can thiệp vào các hành vi bạo lực. Cho xây dựng và thiết lập các cơ chế báo cáo an toàn và đảm bảo tính minh bạch trong các trường hợp bạo lực học đường . Thiết lập chính sách và quy định rõ ràng về việc phòng ngừa và xử lý các hành vi bạo lực . Bảo vệ quyền lợi của nạn nhân và đưa ra biện pháp kỉ luật phù hợp đối với kẻ tấn công. Những giải pháp này sẽ giúp cải thiện được môi trường học tập lành mạnh và thân thiện. Giảm thiểu được bạo lực học đường và những vấn đề không đáng có xảy ra. Mang lại nhiều lợi ích cho mỗi cá nhân các học sinh, gia đình và xã hội.
Trong cuộc sống học đường, bạo lực không chỉ là một vấn đề riêng tư mà còn là một thách thức xã hội cần được giải quyết một cách nghiêm túc và toàn diện. Hậu quả của bạo lực học đường có thể lan tỏa và ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe tâm lý, thành tích học tập và mối quan hệ xã hội của các học sinh. Để xây dựng một môi trường học tập an toàn và thân thiện, chúng ta cần sự hợp tác từ mọi người trong cộng đồng: giáo viên, phụ huynh, nhà trường và cả xã hội.Bằng việc nâng cao nhận thức, áp dụng các chính sách chặt chẽ và cung cấp hỗ trợ thích hợp, chúng ta có thể ngăn chặn và giảm thiểu bạo lực học đường. Mỗi cá nhân đều có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện và an toàn, nơi mà mọi người đều được tôn trọng và yêu thương. Hãy cùng nhau hành động để tạo nên một tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ, nơi mà họ có thể phát triển và thành công một cách bình đẳng và hạnh phúc.
Mẫu 3: Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường để lại hậu quả nghiêm trọng
Trường học là một trong những nơi được biết đến là nơi giáo dục các mầm non tương lai của đất nước , nhưng hiện nay đang xảy ra một số vấn đề đáng quan tâm đó là vấn đề bạo lực học đường.
Bạo lực học đường ta có thể hiểu rằng đây là hành vi dùng bạo lực đánh đập chửi bới ,làm tổn hại đến thể chất và tinh thần ở trong môi trường học đường . Bạo lực học đường có thể xảy ra ở cấp 1, cấp 2 hay cấp 3. Ta có thể nhận biết hành vi bạo lực học đường , trong môi trường lớp học hay trường học những học sinh sử dụng lời lẽ không hay thì nhục lăng mạ bạn học , họ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. trong những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên đáng báo động ,những vụ bạo lực học đường thường xuyên xảy ra và để lại ảnh hưởng rất là nghiêm trọng.Nguyên nhân gây ra vấn đề bạo lực học đường chủ yếu là do nhận thức của bọn trẻ còn non nớt, hành vi của chúng chỉ theo ý nghĩ. Chỉ với một trong những vấn đề nhỏ như mâu thuẫn ,đi qua lỡ đụng phải nhau, chen chỗ đứng khi xếp hàng… Đã dẫn tới vấn đề bạo lực học đường, đây đều là các nguyên nhân rất là nhỏ . Nguyên nhân tiếp nữa là do tiếp xúc với những video bạo lực ở trên mạng xã hội ,từ đó đã gieo và nhận thức của chúng rằng bạo lực có thể giải quyết được vấn đề nên chúng đã lấy vấn đề bạo lực ra làm cách giải quyết. Hay một nguyên nhân nữa đó chính là do sự giáo dục của nhà trường , cha mẹ chưa chặt chẽ nghiêm khắc.Nhà trường chưa tuyên truyền chống bạo lực học đường hay đặt ra lời khuyên cho các em . Cha mẹ và nhà trường nên chỉ ra hành vi bạo lực học đường là một trong những hành vi xấu , hành vi ấy có thể để lại hậu quả rất lớn ảnh hưởng đến cả thể xác và tinh thần, cho người bị bạo lực học đường. Đối với người bị bạo lực học đường sẽ chịu những lời sỉ nhục, chửi bới gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý, bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý hay chính là mắc bệnh trầm cảm từ đó họ sẽ ít giao tiếp hơn và thường ủ rũ nhốt mình trong phòng, trường hợp khi các em bị bạo hành mà không nói cho nhà trường và cha mẹ biết có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Còn đối với hành vi bạo lực người khác sẽ chịu sự kỷ luật nghiêm khắc của nhà trường, bị bạn bè xa lánh vì họ nghĩ bạn là một kẻ bạo lực, và từ đó sẽ không ai đến gần tiếp xúc nói chuyện với bạn. Từ bài nghị luận xã hội trên em đã rút ra được bài học cho chính bản thân mình rằng bạo lực học đường là một vấn đề xấu trong môi trường học đường chúng ta cần nên lên án hành vi bạo lực học đường vì đây là một hành vi gây ảnh hưởng đến nhiều người hay cũng chính là bản thân mình.
Qua chúng ta hãy lên án hành vi bạo lực học đường hãy học cách giải quyết vấn đề nhẹ nhàng, đừng dùng bạo lực để giải quyết một vấn đề nào đó, nếu là một vấn đề nghiêm trọng mà bản thân không thể giải quyết được thì có thể nhờ thầy cô giáo và cha mẹ giúp đỡ giải quyết vấn đề. Và qua đó hãy coi hành vi bạo lực học đường chính là các hành vi xấu.
Mẫu 4: Nghị Luận Xã Hội về bạo lực học đường
Cha mẹ là của cải, anh em là chỗ dựa, bạn thân là cả hai. Tình bạn luôn được trân trọng và tôn vinh, thế nhưng có một số bộ phận lại đi ngược lại với tình cảm ấy. Những vấn đề bạo lực học đường vẫn thường xuyên diễn ra ở nước ta. Nó đã trở thành vấn nạn trong xã hội, nhưng vấn nạn ấy cứ diễn ra mỗi ngày, thậm chí là mỗi giờ. Vậy bản chất của vấn nạn này là gì? Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo từ lời nói cho tới hành động, bất chấp đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về thể xác, thậm chí là cả tinh thần. Thực sự nó đã trở thành cơn ác mộng với những người bị hại. Những hành động tra tấn, đánh đập đã làm tổn thương về thể xác và cao hơn nữa là xúc phạm, lăng mạ, chà đạp nhân phẩm làm nạn nhân tổn thương về mặt tinh thần. Đã có rất nhiều trường hợp học sinh đã phải bỏ học điều tệ hại hơn là họ đã chọn cách tự tử để giải thoát cho chính bản thân mình. Vấn nạn này càng ngày càng gia tăng. Với một thao tác đơn giản chúng ta có thể tìm kiếm ra hàng trăm, hàng nghìn, có thể lên tới hàng triệu những vụ bạo lực học đường gây chấn động dư luận: Nữ sinh bị đánh tới tấp trong nhà vệ sinh, nam sinh bị đánh hội đồng nhiều lần tới mức bị tâm thần vĩnh viễn,.. Thật là đáng buồn! Mỗi bạn trẻ, cụ thể là mỗi học sinh phải có nhận thức đúng đắn, luôn vui vẻ, hòa đồng, giúp đỡ các bạn xung quanh để cùng hướng tới một xã hội, trường học không còn vấn nạn bạo lực học đường.
—
File PDF Nghị Luận Xã Hội về bạo lực học đường:
https://drive.google.com/file/d/1wpwUS_VsN7f2OQE0AsInxoinHYrVEKwI/view?usp=sharing
Hy vọng rằng bài mẫu nghị luận xã hội ở trên sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức làm bài và tự tin hơn trong môn Ngữ Văn THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Youtube: