Cùng tham khảo nội dung Nghị luận xã hội về Nghị luận xã hội về lòng khiêm tốn được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo bài văn mẫu dưới đây để có kỹ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội nhé.
Nghị luận xã hội về Nghị luận xã hội về lòng khiêm tốn
Mọi thứ trong thế giới bao la rộng lớn ngoài kia, chắc hẳn ko có gì sinh ra là sự dư thừa cho xã hội này. Bởi kể cả khi chúng ta là những con người đơn thuần cũng chính là những vì sao sáng trên bầu trời mà đấn tạo hóa đã ban cho sự riêng biệt. Có những người sở hữu tài năng thiên bẩm, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhưng cũng có những người bình dị, không quá nổi bật nhưng vẫn đóng góp thầm lặng cho xã hội bằng chính sự chân thành, tốt bụng và lòng nhiệt huyết của mình. Có thể sẽ không có tài năng, không có nhiều giá trị cao cả. Nhưng sẽ ko tự cao, phô trương, kiêu ngạo mà đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của bản thân và không ngừng lắng nghe, học hỏi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Chính tất cả những điều đó sẽ giúp tạo nên lòng khiêm tốn.
Khiêm tốn là một đức tính thể hiện sự đánh giá đúng mực về bản thân, không tự cao tự đại, không khoe khoang thành tích, và luôn cởi mở học hỏi từ người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn ý thức được những hạn chế của bản thân, đồng thời tôn trọng và học hỏi những ưu điểm và tiếp thu ý kiến đóng góp của người khác và không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân. Khiêm tốn là phẩm chất giúp con người hoàn thiện bản thân, được mọi người yêu mến và dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống.
Trong mọi trường hợp lòng khiêm tốn chưa bao giờ là thừa. Lòng khiêm tốn mang lại cho ta nhiều lợi ích to lớn, cả về mặt tinh thần và đạo đức. Lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân một cách khách quan, không tự cao tự đại hay hạ thấp giá trị của bản thân và có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để không ngừng hoàn thiện và phát triển. Người khiêm tốn luôn cởi mở để tiếp thu ý kiến và kinh nghiệm của người khác. Họ không ngại thừa nhận sai lầm và luôn tìm cách sửa chữa. Lòng khiêm tốn giúp ta dễ dàng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, giúp ta tạo dựng uy tín trong mắt mọi người. Khi người khác thấy ta luôn khiêm tốn, họ sẽ tin tưởng vào khả năng và phẩm chất của chúng ta. Lòng khiêm tốn giúp học hỏi được nhiều điều từ người khác và không ngừng tiến bộ. Nhờ vậy, chúng ta có nhiều cơ hội thành công hơn trong học tập hay công việc. Khiêm tốn thể hiện ở việc đánh giá bản thân một cách đúng mực, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. Họ luôn giữ thái độ cầu tiến, ý thức được những hạn chế, thiếu sót của bản thân và sẵn sàng học hỏi, tiếp thu ý kiến đóng góp của người khác, luôn nhìn nhận bản thân một cách trung thực, với cả ưu điểm và khuyết điểm. Họ cũng biết tôn trọng và lắng nghe người khác, không hạ thấp hay coi thường ai cả. Người khiêm tốn không tự đề cao bản thân và hạ thấp người khác, họ luôn cởi mở để tiếp thu ý kiến và kinh nghiệm cùng những giá trị tốt đẹp của người khác và luôn học hỏi từ những người đi trước. Người khiêm tốn luôn cư xử nhã nhặn, lịch sự và không bao giờ tỏ thái độ kiêu ngạo, họ tôn trọng người khác, dù ở bất kỳ vị trí nào trong xã hội. Người khiêm tốn không khoe khoang về những thành tựu của mình, luôn trân trọng sự đóng góp của người khác và luôn hướng đến những mục tiêu cao hơn. Họ luôn biết ơn những người đã giúp đỡ mình và luôn khiêm nhường trong mọi tình huống. Người khiêm tốn biết tha thứ cho lỗi lầm của bản thân và người khác, không ôm hận hay oán trách người khác, mà luôn hướng đến sự hòa giải và thấu hiểu. Một người luôn giữ thái độ tích cực và lạc quan là người có lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Họ không dễ dàng nản lòng trước khó khăn và thử thách, luôn tin tưởng vào bản thân sẽ có khả năng để vượt qua mọi khó khăn.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Dù trên cương vị là một vị chủ tịch nhưng Bác vẫn ở trong ngôi nhà đơn sơ sử dụng đồ dùng giản dị, vẫn nuôi cá, trồng hoa như thú vui của bao người dân thường khác. Suốt cuộc đời Bác luôn giữ cho mình một lối sống giản dị, luôn gần gũi với nhân dân. Phong cách sống của Bác cũng rất đẹp và đúng mực, không bao giờ khoe tài, khoe giỏi trước mọi người. Đằng sau sự vĩ đại của Bác lại là tấm gương sáng cho đức tính khiêm tốn mà thế hệ sau cần phải học tập. Bác đã dạy chúng ta cần phải khiêm tốn dù ở bất kỳ vị trí nào. Chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mark Zuckerberg, anh là người đồng sáng lập mạng xã hội Facebook mà đông đảo người dân Việt Nam đang sử dụng. Anh nằm trong danh sách 15 người giàu nhất thế giới, mặc dù có tiền tỷ trong tay và là một người nổi tiếng nhiều người biết đến. Những ngôi nhà hiện tại anh đang sinh sống cùng gia đình khá nhỏ được xây dựng từ năm 1903 và được tu sửa nhiều lần. Là một tỷ phú nhưng tiền không thể tác động tới phong cách ăn mặc của anh, Mark Zuckerberg vẫn mặc áo phông mỗi ngày và lái chiếc Acura. Có thể thấy, dù sở hữu khối tài sản lớn thế nào thì anh vẫn luôn khiêm tốn và chọn cho mình một lối sống gần gũi, giản dị. Một người nữa cũng rất nổi tiếng và có nhiều sự ngưỡng mộ đó chính là tỷ phú Bill Gates, người sáng lập tập đoàn Microsoft, hiện đang là một trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản lên tới 113 tỷ USD, ông đã tìm mọi cách để kiểm soát cái tôi của mình kể từ khi trở thành tỷ phú ở tuổi 31. Ông luôn chia sẻ kinh nghiệm của mình với những người khác và không ngừng học hỏi những điều mới. Bill Gates luôn khiêm tốn bằng cách làm những việc bình thường như rửa bát sau mỗi bữa tối và lái xe đưa con đến trường vào buổi sáng, ông chia sẻ tại một sự kiện của The New York Times. Ông là một người rất khiêm tốn và cũng kết bạn với những người luôn khiêm tốn. Điều đó tạo nên sự thành công cho Bill Gates ngày hôm nay.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, khiêm tốn có thể khiến con người đánh giá bản thân thấp hơn thực tế, không tin tưởng vào khả năng của bản thân, từ đó dẫn đến sự tự ti, rụt rè. Họ thường né tránh những thử thách, cơ hội mới vì sợ thất bại. Khiêm tốn khiến con người không dám thể hiện bản thân, không dám theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình. Người khiêm tốn thường dễ bị người khác lợi dụng vì họ không dám lên tiếng bảo vệ bản thân. Khi con người tỏ ra khiêm tốn trong những trường hợp cần thể hiện bản lĩnh, sự quyết đoán như vậy có thể khiến con người bỏ lỡ những cơ hội quan trọng trong cuộc sống. Khiêm tốn có thể khiến người khác hiểu lầm rằng bạn là người yếu đuối, không có năng lực.
Lòng khiêm tốn là nền tảng cho mọi thành tựu, giúp ta học hỏi, trưởng thành và đạt được những điều mà ta mong muốn. Rèn luyện lòng khiêm tốn là một quá trình lâu dài và cần thiết, cần có sự kiên nhẫn và nỗ lực. Khiêm tốn giúp con người cư xử hòa nhã, nhã nhặn, dễ gần, từ đó tạo được thiện cảm và sự tin yêu của những người xung quanh. Khiêm tốn rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống này, vì không chỉ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mà còn là chìa khóa dẫn đến con đường sự thành công. Hãy nuôi dưỡng lòng khiêm tốn để trở thành một người được mọi người yêu mến và kính trọng. Mỗi người phải tự ý thức tầm quan trọng của lòng khiêm tốn để trở thành một người tốt đẹp hơn. Lòng khiêm tốn như một bông hoa dại, tuy bình dị nhưng lại tỏa hương thơm ngát. Hãy khiêm tốn như bông lúa, càng trĩu hạt càng cúi đầu.
…
Hy vọng rằng bài mẫu Nghị luận Xã Hội Nghị luận xã hội về lòng khiêm tốn… sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức làm bài và tự tin hơn trong môn Ngữ Văn THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Bộ sưu tập bài viết Nghị luận xã hội: https://onthidgnl.com/chuyen-muc/nghi-luan-xa-hoi/