Cùng tham khảo chia sẻ nội dung mở rộng Người lái đò sông Đà được Onthidgnl chúng tôi sưu tập. Nội dung rất hữu ích để các em có sự chuẩn bị khi làm bài thi Văn tốt nghiệp THPT quốc gia có xuất hiện phần đề bài tác phẩm Người lái đò sông Đà nhé!
Tham khảo 27 nội dung mở rộng của tác phẩm Người lái đò sông Đà
Việc áp dụng nhận định vào bài viết sẽ giúp bài viết có điểm nhấn và sáng tạo. Nhưng những nhận định đó phải phù hợp các em nhé! Dưới đây là chọn lọc những nhận định thuộc riêng về tác phẩm “Người lái đò sông Đà” , các em áp dụng để phân tích Người lái đò sông Đà hiệu quả nhé.
- Đây là tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Tuân. “Nó nói rằng ngòi bút ấy đã đạt tới độ chín mới về tư tưởng và nghệ thuật”. (Nguyễn Đăng Mạnh)
- “…Đọc “Sông Đà” thấy Tổ quốc ta thật là giàu đẹp. Chỉ nói riêng Than Uyên có nào mỏ xi măng thiên tạo, mỏ thạch anh làm thuỷ tinh ngũ sắc và đồ sứ, mỏi than mở, mỏ lần tinh, mỏ đồng, mỏ chì…Cảnh Tây Bắc thì tuyệt đẹp, ở đâu tác giả cũng nổi hứng nghệ sĩ muốn cắm ngay giá vẽ mà vẽ. Núi lớp lớp mênh mông như biển, sông trắng xóa như từng súc lụa tung trai ra, những thung lũng lúa chín vàng chóe lên, trên đó mây trắng điểm lơ lửng như thêu nổi vv… nhiên mà còn đi tìm vẻ đẹp Nhưng “Sông Đà” không chỉ nói vẻ đẹp thiên của lòng người. Ông gọi đó là chất vàng mười của tâm hồn con người Tây Bắc. Ông ngược dòng lịch sử tìm chất vàng đó ở những chiến sĩ cách mạng kiên cường đã theo gương bất khuất ở nh Sơn La, ở những cán bộ hoạt động bí mật hồi Tây Bắc bị giặc chiếm đã vượt qua những thử thách khủng khiếp để gây cơ sở cách mạng ở những chiến sĩ quân đội, những anh chị em dân công hồn tiến quân vào Điện Biên…” (Nguyễn Đăng Mạnh “Sông Đà” Trích “Nhà văn Tư tưởng và phong cách NXB Văn học – 1983)
- Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thử văn đề người nông nổi thưởng thức. (Vũ Ngọc Phan)
- Đây là một nhà văn “suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật” (Nguyễn Đình Thi), tự nhận mình là người “sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”.
- “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phòng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choảng, khinh bạc đây, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa” (Nguyễn Đăng Mạnh)
- Tác phẩm gần đạt đến độ “toàn thiện toàn mỹ” ấy (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. “Vang bóng một thời” vẽ lại những cái “đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông Nghè, ông Cổng, ông Tủ thích chơi lan chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghỉ lễ thành kính đến thiêng liêng. […] “Vang bóng một thời”, vì thể, có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
- Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có nhận định : “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chỉ của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà,… và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn, vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh.
- Ông xứng đáng được mệnh danh là “chuyện viên cao cấp tiếng Việt” là “người thợ kim hoàn của chữ” (Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dẫn thân, bám trụ ở thành trì cái Đẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân “đặc Việt Nam” (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác.
- Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chuếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa. (Nguyễn Đăng Mạnh)
- Ông là một trong mấy nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX. (Nguyễn Đình Thi)
- Tuân bước vào nghề văn như thể chơi ngông với thiên hạ. Về căn bản, đó là phản ứng của chủ nghĩa cá nhân kiêu ngạo ở một thanh niên trí thức giáo sức sống nhưng bế tắc. Một cái ngông vừa có màu sắc cổ điển tiếp nối truyền thống của những nhà nho bất đắc chí kiểu Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà.. và trực tiếp hơn của cụ Trí Lan thân sinh ra nhà văn, vừa có màu sắc hiện đại tiếp thu ở chủ nghĩa siêu nhân của Nít – sơ, quan niệm con người cao đẳng của Gít – dơ và các thứ tư tưởng nổi loạn khác thấy trong văn học phương Tây hiện đại (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Đây là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Là người sinh ra để tôn thờ nghệ thuật. Là người sinh ra để tôn thờ nghệ thuật với hai chữ viết hoa (Nguyễn Đình Thi).
- Chỉ người ưa suy xét đọc Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải là thứ văn để người nông nổi thức (Vũ Ngọc Phan).
- Tuân lo nhất là mất cá tính, là giống người khác. Ông ao ước khi chết đi được đem luôn theo mình “nguyên cảo” chứ không để lại một bản sao nào ở đời (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Trong cái vội vàng, cái cầu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những tác phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mức giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng (Thạch Lam)
- Có những hiện tượng đối với những cây bút khác tưởng chừng chẳng có gì đáng nói, nhưng Nguyễn Tuân thì có thể viết mãi, bàn mãi hết trang này đến trang khác, ông lật mặt này, ông trở mặt khác, xoay ngang, xoay dọc, nhìn xa, nhìn gần (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Đọc “Người lái đò sông Đà”, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ. Những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng cho cuộc đời phức tạp, phong phú. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực. Trái lại, nó tạo lên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ (Phan Huy Đông).
- Nguyễn Tuân mỗi khi cầm bút dường như lại tự đặt mình yêu cầu này: Phải chứng tỏ cho được cái tài hoa, uyên bác hơn đời của mình. Ông có thói quen nhìn sự vật ở mặt mĩ thuật của nó, cổ tìm cho ra ở đấy có những gì nên họa, nên thơ. Đồng thời mỗi điểm quan sát của ông phải là một đối tượng khảo cứu đến kỳ cùng (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Đọc xong “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, tôi cảm thấy khó lòng nói hết được tình người, chất thơ và sự sống bao hàm trong bấy nhiêu trang giấy (Trường Chinh).
- Tìm trên báo chí, những người đã viết dăm ba bài tùy bút, bút kí chắc không ít nhưng trở thành một nhà tùy bút chì chuyên viết tùy bút, tạo ra cho mình một sự nghiệp văn chương chủ yếu bằng bút kí, tùy bút có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Đọc “Sông Đà” thấy trữ lượng cái đẹp – chất vàng mười của đất nước và con người Việt Nam trong cuộc sống quả là nhiều vô kể (Phan Thị Nhài).
- Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả đã nói – “hung bạo và trữ tình” (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Núi Tây Bắc cao một ngàn thước, hai ngàn thước, và ngọn núi ba ngàn một trăm bốn mươi hai thước, đỉnh đá Phăng Tây Băng cao nhất Tổ quốc ta là mọc ở Tây Bắc. Nằm lọt giữa cái thảm đá cái giường đã vĩ đại Tây Bắc là con sông Đà (Nguyễn Tuân).
- Đọc văn Nguyễn Tuân, một mặt thấy rõ ràng ông là cây bút của hôm nay, một nhà văn của thời sự, một mặt lại thấy một cái gì đó rất đỗi cổ kính, cổ điển (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Làm cái nghề vận tải đường nước này thật là vất vả, người cứ đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa (Nguyễn Tuân).
- Nguyễn Tuân đã đến, đã tính cho ta nghe có bao nhiêu tên làng, tên xóm, bao nhiêu loài cá, loài chim ở vùng đất Cà Mau, bao nhiêu thứ gỗ quý trên rừng Việt Bắc, bao nhiêu thứ cây tươi trên các đường phố Hà Nội, bao nhiêu tấm ván trên cầu Hiền Lương, bao nhiêu cái chợ ở thành phố Sài Gòn (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Trên bả vai người lái đò bầm lên một khoanh củ nâu. Cái đồng tiền tụ máu ấy là cái hình ảnh quý giá nhất của một thứ huân lao động siêu hạng tặng cho người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
Hy vọng với những chia sẻ Nội dung mở rộng Người lái đò sông Đà trên sẽ giúp các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp thpt sắp tới nhé!
Tham khảo: Mở bài Người lái đò sông Đà được lựa chọn từ học sinh giỏi
Nguồn: Sưu tập