Tác phẩm kịch nổi tiếng của nhà văn Lưu Quang Vũ là Hồn Trương ba da hàng thịt, cùng Chúng tôi học cách viết mở bài Hồn trương ba da hàng thịt để có bài phân tích thu hút và đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Mẫu mở bài gián tiếp Hồn trương ba da hàng thịt
Mở bài mẫu số 1
Trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Việt Nam trước đây, không ai không biết đến Lưu Quang Vũ – một hiện tượng đặc biệt, nổi bật trong thế giới kịch những năm 80 của thế kỷ XX. Mặc dù ông có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, làm thơ, vẽ tranh… nhưng thành công lớn nhất của ông nằm trong việc soạn kịch. Trong số các vở kịch mà ông đã sáng tác, vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt được xem là phần nổi bật và đáng chú ý nhất. Bằng cách xây dựng nội tâm độc đáo của nhân vật, đặc biệt là ở cảnh VII và đoạn cuối của vở kịch, Lưu Quang Vũ đã mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc, suy tư và triết học sâu sắc thông qua nhân vật Trương Ba, người trong thân xác của anh hàng thịt.
Mở bài mẫu số 2
Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa năng, hoạt động rộng rãi trong các lĩnh vực nghệ thuật. Ông có khả năng viết truyện, thơ và am hiểu về hội họa. Tuy nhiên, tài năng của ông được thể hiện rõ nhất qua việc soạn kịch. Các vở kịch của Lưu Quang Vũ mang đậm triết lý nhân văn, sâu sắc, là minh chứng xuất sắc cho phong cách viết đặc biệt này. Đặc biệt, đoạn trích cảnh VII trong một vở kịch mà chúng ta học từ sách giáo khoa đã thể hiện rõ giá trị nhân văn, nhân sinh của toàn bộ tác phẩm khi xung đột giữa tâm hồn và thể xác diễn ra gay gắt, đưa câu chuyện lên đến cao trào.
Mở bài mẫu số 3
Lưu Quang Vũ là một tài năng đa nghệ, từ viết thơ, văn, đến hội họa… Nhưng đặc biệt, ông được xem là một trong những nhà viết kịch xuất sắc và tài ba nhất của văn học Việt Nam trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Các vở kịch của ông đã khiến dư luận sôi sục và được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Hầu hết các vở kịch do ông sáng tác đều được các đoàn nghệ thuật lớn trình diễn, trong đó có vở nổi tiếng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Lưu Quang Vũ đã có nhiều ý tưởng sáng tạo, như việc tái hiện một vở hài kịch cổ thành một tác phẩm bi kịch triết học hiện đại bằng cách đổ rượu mới vào bình cũ. Thông qua những vở kịch này, ông để lại những giá trị nhân văn sâu sắc, gợi mở tư duy cho khán giả về cách nhìn nhận cuộc sống.
Mở bài mẫu số 4
Trong thập niên 1980, các vở kịch của Lưu Quang Vũ đã gây sốc trong cộng đồng và làm lay động sân khấu Việt Nam vào thời kỳ đổi mới. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của ông, sáng tác vào năm 1981 nhưng lại ra mắt khán giả vào năm 1984. Vở kịch này dựa trên một câu chuyện cổ tích cùng tên, tác giả đã đề cập đến một vấn đề xã hội nóng bỏng, thể hiện sâu sắc triết lý về cuộc sống. Sống tồn tại là quý giá, nhưng sống một cuộc sống ý nghĩa, hài hòa giữa tâm hồn và thể xác, mới thực sự đáng giá vạn lần.
Mở bài mẫu số 5
Những năm tám mươi của thế kỉ XX, Lưu Quang Vũ đã làm chấn động sân khấu kịch Việt Nam thời đổi mới với những vở kịch đặc sắc. Trong đó nổi bật nhất là vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – tác phẩm đã làm lên tên tuổi của ông. Vở kịch được viết lên dựa theo cốt truyện của một truyện cổ tích cùng tên, qua đó, tác giả nêu lên một vấn đề cấp thiết của xã hội mang tính triết lí sâu sắc: con người ta sống phải có sự hòa hợp giữa thân xác và tâm hồn, không thể sống nhờ, sống gửi vào thân xác của người khác, như thế bi kịch sẽ xảy ra.
Mở bài Hồn trương ba da hàng thịt trực tiếp
Mở bài mẫu số 1
Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ có bảy hồi, phần trích mà chúng ta học trong sách giáo khoa là hồi kết. Thông qua 2 bi kịch của Trương Ba, tác giả Lưu Quang Vũ đã mang đến cho người đọc, người xem thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống, một cuộc sống đích thực có ý nghĩa và khát vọng hoàn thiện nhân cách. Từ một cốt truyện dân gian cũ, Lưu Quang Vũ đã chuyển thể thành vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý nhân sinh và nhân văn sâu sắc. Đặc biệt cuộc đối thoại nảy lửa giữa Trương Ba và Đế Thích, đã làm rõ khát vọng được sống là chính mình, sống một cuộc sống có ý nghĩa của Hồn Trương Ba. (Thay đổi linh hoạt câu từ để dẫn dắt vào nội dung đề bài yêu cầu)
Mở bài mẫu số 2
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một tác phẩm tiêu biểu nhất của Lưu Quang Vũ viết theo hướng khai thác cốt truyện dân gian và gửi gắm những suy ngẫm, triết lý nhân văn, nhân sinh về hạnh phúc con người, kết hợp phê phán một số lối sống tiêu cực trong xã hội thời bấy giờ. Tác phẩm gây lên tình huống kịch tính sau khi hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới “vụ tranh chấp chồng” của hai bà vợ phải đưa ra tòa xét xử, bà Trương Ba thắng kiện và được đưa chồng về. Đoạn trích kịch trong sách giáo khoa là đoạn kết của vở kịch. Với cách xây dựng tình huống truyện và cách giải quyết xung đột như vậy, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm một triết lí nhân sinh sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: được sống là một điều vô cùng đáng quý, nhưng không phải sống thế nào cũng được. Nếu sống vay mượn, sống chắp vá, sống thân tầm gửi, không có sự hài hòa giữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và nhu cầu vật chất của thân xác thì con người chỉ gặp bi kịch mà thôi. Con người chỉ thực sự hạnh phúc, có ý nghĩa khi được sống đúng là chính mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất. Đó chính là chủ đề tư tưởng chính của vở kịch này.
Mở bài Hồn trương ba da hàng thịt nâng cao
Mở bài mẫu số 1
Sự sống đích thực, nhân cách cao đẹp hoàn thiện luôn là cái đích mà con người ta luôn muốn hướng đến dù là ở thời đại nào, trong hoàn cảnh nào. Từ thuở tấm bé, ta đã thường được nghe bà, mẹ ta ru hời những câu ca dao răn dạy về cách sống, về vẻ đẹp nhân cách. Khi lớn lên đi học, ta được truyền cảm hứng về những bài học triết lý nhân sinh trong xã hội. Song phải kể đến các tác phẩm kịch, thì những giá trị nhân văn, nhân sinh đẹp đẽ nhất mới được tái hiện và lưu diễn rộng rãi. Hồn “Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang được coi là hiện tượng của làng sân khấu kịch Việt Nam trong những năm 80 của thế kỉ XX. Bởi nó chạm tới những vấn đề nóng bỏng của cá nhân và xã hội được gửi gắm qua thông điệp nhân văn sâu sắc nói về sự sống, vẻ đẹp của con người. Qua việc xây dựng liên tiếp chuỗi bi kịch đau đớn của nhân vật Trương Ba, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn cao khiết, trong sạch của nhân vật: Một con người thánh thiện, nhân hậu, vị tha luôn khao khát vươn tới một sự sống tốt đẹp.
Mở bài mẫu số 2
Nghệ thuật sân khấu là loại hình nghệ thuật phổ biến, nó phát triển và có những giá trị đặc sắc cho đến tận ngày nay. Vì thế mà các nhà soạn kịch, viết kịch luôn tìm tòi , khám phá và sáng tạo để đưa vào tác phẩm những giá trị cốt lõi và ý nghĩa nhất. Tiêu biểu cho nhà viết kịch đặc sắc trong thời kỳ đổi mới phải nói tới Lưu Quang Vũ. Đầu những năm thế kỉ XX, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ với tác phẩm kịch xuất sắc “Hồn Trương Ba da hàng thịt” được coi là hiện tượng đặc biệt của loại hình nghệ thuật sân khấu. Với những giá trị triết lý nhân văn, nhân sinh sâu sắc, vở kịch không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được công chiếu ở ngoài nước nhiều lần. Tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề nóng bỏng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội lúc bấy giờ. Đó là khi con người ta bị chi phối bởi những yêu cầu bản năng thì đừng chỉ biết đổ lỗi cho thân xác, không nên an ủi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn mà phải biết hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách, bảo vệ những giá trị văn hóa của con người.
Mở bài mẫu số 3
Bi kịch là gì mà lại khiến cho con người ta đau khổ? Bi kịch là gì thế mà mỗi tác phẩm nghệ thuật đặc sắc đều cố gắng đặt nhân vật của mình vào nó để tôn lên những giá trị cao đẹp? Tôi xin trả lời rằng, bi kịch đó là một trạng thái tinh thần đau đớn của con người khi họ phải đứng trước nghịch cảnh trớ trêu, éo le mà không thể hóa giải được. Vì thế mà con người phải sống triền miên trong nỗi đau khổ và bế tắc. Số phận của nhân vật bi kịch thường được kết thúc bằng cái chết và sự diệt vong của những giá trị lớn lao. Lưu Quang Vũ với vai trò là nhà viết kịch xuất sắc nhất của mọi thời đại đã làm nên một “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đầy những bi kịch đau đớn đó là bi kịch sống và bi kịch tinh thần. (Đề bài phân tích bi kịch của nhân vật Trương Ba)
Mở bài mẫu số 4
Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, ai cũng luôn khao khát được là chính mình, được sống một cuộc sông có ý nghĩa, đó là một khao khát thiêng liêng và đáng trân trọng nhất. Có một ai đó đã từng nói rằng “Tại sao tôi phải sống cuộc đời của người khác và tại sao tôi lại để người khác sống cuộc đời của tôi, tôi muốn được là chính tôi, dù hạnh phúc hay khổ đau thì đó chính là điều mà tôi đã lựa chọn”. Có thể nói niềm khao khát được là chính mình được thể hiện trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đó chính là cái “tôi” cá nhân đầy cá tính mạnh mẽ. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất khao khát ấy đó chính là một vở kịch rất nổi tiếng được viết vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước có tên là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” do nhà soạn kịch tài ba Lưu Quang Vũ chắp bút.
Dẫu biết mỗi tâm hồn sẽ có những cách tiếp cận, những lối viết khác nhau. Tuy nhiên từ những ý chung sẽ giúp phát triển cái riêng một cách mới mẻ, độc đáo phải không nào? Trên đây là một số mẫu mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt đặc sắc nhất được chọn lọc để các bạn tham khảo. Hi vọng với những mở bài này có thể giúp cho các bạn có thêm những ý tưởng bay bổng một cách ấn tượng nhất nhé.
Mở bài Hồn trương ba da hàng thịt ngắn gọn
Mở bài mẫu số 1
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất vào những năm tám mươi của thế kỷ XX. Tác phẩm nói lên lẽ sống của con người qua việc “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” – con người khi không được sống là chính mình. Qua phân tích cuộc đối thoại nảy lửa, gay cấn giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt chúng ta sẽ thấy rõ được điều đó. (Đề bài phân tích cuộc đối thoại của hồn Trương Ba với xác hàng thịt)
Mở bài mẫu số 2
“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất làm lên tên tuổi của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đã đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc bấy giờ – đó là thời điểm những năm tám mươi của thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lại một cốt truyện dân gian cũ để đan cài, lồng ghép vào đó những suy nghĩ, quan niệm, triết lí nhân văn, nhân sinh mới mẻ và sâu sắc.
Mở bài mẫu số 3
Trong sự nghiệp sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ, vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Vở kịch được ông hiện đại hóa từ một cốt truyện dân gian cũ, qua hệ thống nhân vật Lưu Quang Vũ đã đặt ra nhiều vấn đề bức thiết, nóng bỏng của cuộc sống con người lúc bấy giờ, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Mở bài mẫu số 4
Một triết học gia người Đức đã từng nói rằng: “Bạn phải trở về với những gì là của bạn”. Câu nói đó nói lên rằng con người ta cần phải sống là chính mình để trở thành một con người hoàn thiện nhất. Giọng văn ấy còn gợi cho ta nhớ đến một vở kịch nổi tiếng của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đó là vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, qua nhân vật Hồn Trương Ba cũng cất tiếng gọi, lời van xin thống khổ, tha thiết được sống là chính. “Không thể sống bên trong một thứ này, bên ngoài một thứ khác. Tôi muốn là tôi trọn vẹn ”. Chỉ với câu nói ấy thôi cũng đủ làm toát lên nỗi niềm, bi kịch đau đớn và niềm khát vọng chính đáng của nhân vật Hồn Trương Ba.
Mặc dù mỗi cá nhân sẽ có cách tiếp cận và phong cách viết riêng, nhưng những ý chung sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân một cách mới lạ và độc đáo, phải không? Dưới đây là một số ví dụ về cách viết mở bài văn Hồn Trương Ba da hàng thịt tinh túy nhất được chọn lọc để bạn tham khảo. Hy vọng rằng những cách bắt đầu này sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng sáng tạo và ấn tượng nhất.