Lực ma sát là một khái niệm quan trọng trong vật lý, đóng vai trò quyết định trong nhiều hiện tượng hàng ngày mà chúng ta thường gặp. Khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau, lực ma sát xuất hiện như một lực cản ngăn cản sự chuyển động tương đối giữa chúng. Hiểu rõ về lực ma sát là gì giúp chúng ta ứng dụng vào thực tiễn, từ việc thiết kế các phương tiện giao thông cho đến các thiết bị cơ khí. Cùng Onthidgnl.com tìm hiểu nhé!
Mục lục
Lực ma sát là gì?
Khi các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi sự tiếp xúc của nó với vật khác được gọi là lực ma sát.
Trong vật lý, Lực Ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt.
Lấy Ví dụ về lực ma sát
Tham khảo 5 ví dụ về lực ma sát sau:
- Khi ta mài nhẵn bóng các mặt kim loại
- Khi vận động viên trượt trên nền băng, giầy trượt băng tiếp xúc với nền băng.
- Khi thắng gấp, bánh xe trượt chậm trên mặt đường
- Những chiếc xe đang đậu trong bến và nó đứng yên.
- Người đứng vững mà không bị ngã.
Lực ma sát có tác dụng gì?
Lực ma sát có tác dụng làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng xảy ra khi phân tử của hai bề mặt gây ra chuyển động nhiệt hoặc thế năng dự trữ trong biến dạng của bề mặt hay chuyển động của các electron, dần tích lũy một phần thành điện năng hoặc quang năng.
Về bản chất vật lý thì lực ma sát xuất hiện giữa các vật thể trong cuộc sống là lực điện từ – một trong các lực cơ bản của tự nhiên giữa các phân tử và nguyên tử.
Các loại lực ma sát và ví dụ
Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt sinh ra khi vật đó chuyển động trượt trên một bề mặt. Khi đó, tại chỗ tiếp xúc, bề mặt tác dụng lên vật một lực gọi là lực ma sát trượt, làm cản trở vật chuyển động trên bề mặt.
Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất vật liệu và tình trạng của 2 bề mặt tiếp xúc, độ lớn của áp lực chứ không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc cũng như tốc độ của vật.
Ví dụ về lực ma sát trượt
- Trong cuộc sống: Ma sát xảy ra khi chúng ta phanh xe đạp. Lúc này ma sát giữa vành và má phanh là ma sát trượt cũng sẽ làm bánh xe trượt trên đường.
- Ở đàn violin: Khi đàn violin và dây cọ xát với nhau sẽ xảy ra ma sát giữa chúng, làm cho dây đàn rung lên và phát ra âm thanh.
- Về mặt kỹ thuật: các bộ phận bên trong máy trượt vào nhau tạo ra lực ma sát trượt có tác dụng tốt cho hoạt động của máy.
Lực ma sát lăn
Lực ma sát động được hình thành khi một vật chuyển động so với vật còn lại và xảy ra sự cọ xát giữa chúng.
Ví dụ về lực ma sát lăn
- Lực ma sát lăn trong cuộc sống: Khi con lăn lăn trên sàn thì lực ma sát giữa vỏ con lăn và mặt sàn chính là lực ma sát lăn.
- Ma sát lăn trong kỹ thuật: Lực ma sát giữa viên bi trong ổ bi và thành đỡ ổ bi là lực ma sát lăn.
Lực ma sát nghỉ
Lực ma sát nghỉ hay ma sát tĩnh, sinh ra khi một vật nằm yên trên bề mặt của vật khác. Nếu tác dụng một lực song song vào vật với bề mặt tiếp xúc nhưng vật chưa di chuyển, thì bề mặt tiếp xúc đã tác động lên vật đó lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực.
Ví dụ về lực ma sát nghỉ:
Trong cuộc sống:
- Một chiếc ô tô đỗ trên đường dốc vẫn có thể đứng yên do lực ma sát tĩnh điện.
- Lực ma sát tĩnh giữa mặt đường và bàn chân giúp chúng ta đứng vững mà không bị ngã.
- Trong siêu thị, mọi người có thể đứng trên thang máy dựa vào lực ma sát tĩnh để đi lên dốc (xuống dốc).
Trong kỹ thuật:
- Người ta tác dụng ma sát tĩnh lên băng tải trong nhà máy. Vì vậy, các sản phẩm như xi măng, bao đường, hàng hóa… có thể di chuyển dọc theo băng tải mà không bị trượt, ngã.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về lực mà sát và các ví dụ minh họa trong thực tế. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về phần kiến thức này..
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom