Bài viết hôm nay chúng tôi muốn gửi đến các em học sinh đề cương ôn thi và đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 11 chi tiết nhất. Bài viết tổng hợp nhiều kiến thức trọng tâm nhằm giúp các em học tốt chương trình ngữ văn lớp 11. Hãy cùng tham khảo nhé!
Mục lục
Tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 bộ cánh diều
Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Văn bản
Bài 1: Sóng
– Tác giả: Xuân Quỳnh
– Thể loại: Thơ năm chữ
– Nội dung: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của con người qua đó gửi đến chúng ta thông điệp cho dù tình yêu có muôn vàn trắc trở thì hãy cứ mạnh mẽ mà khát khao để đến được đến bờ tình yêu.
– Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp điệp ngữ, đối, ẩn dụ, nhịp điệu bài thơ được ngắt linh hoạt mô phỏng như nhịp sóng.
Bài 2: Lời tiễn dặn
– Tác giả dân gian ( dân tộc Thái)
– Thể loại: truyện thơ
– Nội dung: Lời tiễn dặn là truyện thơ miêu tả tâm trạng tuyệt vọng và đau đớn của chàng trai trên đường tiễn người con gái mình yêu về nhà chồng và sau đó phải chứng kiến cuộc sống của cô gái ở nhà chồng, bị chồng đánh đập, bạo lực.
– Nghệ thuật: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình với lời diễn đạt mộc mạc, gần gũi của người dân tộc Thái. Bài thơ mượn hình ảnh thiên nhiên để biểu lộ tâm trạng.
Bài 3: Tôi yêu em
– Tác giả: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin
– Thể loại: thơ
– Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng của những cặp đôi có duyên nhưng không có phận. Bài thơ thấm đẫm nỗi buồn của mối tình đầu, nỗi buồn của một tâm hồn yêu đương trong sáng, chân thành và nhân hậu.
– Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị và trong sáng, chất thơ thoát ra từ cảm xúc chân thành và nồng nàn. Sử dụng biện pháp điệp từ “tôi yêu em” vừa sâu lắng lại thiết tha, lan tỏa cảm xúc cho toàn bộ bài thơ.
Bài 4: Nỗi niềm tương tư
– Tác giả: Vũ Quốc Trân
– Thể loại: truyện thơ Nôm
– Nội dung: Đoạn trích nói về nỗi niềm tương tư của chàng thư sinh với cô gái lần đầu gặp mặt trong một lần du xuân.
– Nghệ thuật: Sử dụng phép điệp ngữ lặp lại nhiều lần.
Bài 5: Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp
Văn bản đề cập đến những nội dung chính về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du:
Nguyễn Du (1765-1820) sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại ở thời kỳ nhà Nguyễn. Ông được tiếp xúc với văn học từ nhỏ bởi gia đình có truyền thống văn học. Cuộc đời của Nguyễn Du không chỉ toàn là thành công và danh tiếng. Ông đã trải qua nhiều khó khăn và biến cố trong cuộc sống. Có thời gian, ông bị đày đi và phải sống xa gia đình. Nhưng cho dù vậy, Nguyễn Du vẫn không ngừng viết văn và sáng tác.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du được ghi dấu bởi tác phẩm nổi tiếng “Truyện Kiều”. Tuy tác phẩm này không được công nhận ngay từ đầu, nhưng sau này nó trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam. “Truyện Kiều” không chỉ mang lại danh tiếng cho Nguyễn Du mà còn là một di sản văn học vô giá của Việt Nam.
Bài 6: Trao duyên
– Tác giả: Nguyễn Du
– Thể loại: thơ chữ Nôm
– Nội dung: Đoạn trích là những lời Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đó tác giả đã khắc họa bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Kiều đã quên đi bản thân, hi sinh tình yêu để đổi lấy bình yên cho gia đình.
– Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát giàu tính dân tộc, tính nhạc cùng với cách ngắt nghỉ đầy dụng ý tạo thành tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều. Sử dụng các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, thành ngữ, xây dựng thành công tâm lí nhân vật thông qua độc thoại nội tâm.
Bài 7: Độc Tiểu Thanh kí
– Tác giả: Nguyễn Du
– Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật chữ Hán.
– Nội dung: Thể hiện những suy tư, cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến, từ đó thể hiện rõ chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.
– Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ…
Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Tiếng Việt
a. Biện pháp lặp cấu trúc
– Biện pháp lặp cấu trúc hay còn gọi là lặp cú pháp, điệp cú pháp là biện pháp tu từ mà người nói hay người viết lặp đi lặp lại một cụm từ, một câu với mục đích nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho câu thơ, câu văn.
– Biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ văn chương.
b. Biện pháp tu từ đối
– Đối là biện pháp tu từ theo đói người viết hay người nói xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ ngâm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật ý nghĩa nhất định.
– Biện pháp đối thường được sử dụng trong hai dòng thơ hoặc trong hai câu văn được gọi là trường đối ( bình đối)
– Biện pháp đối còn được sử dụng giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc câu văn ( gọi là tiểu đối)
– Biện pháp đối được sử dụng phổ biến trong văn vần như thơ, phú, văn biền ngãu như câu đối, chiếu, cáo, hịch…, sử dụng cả trong văn xuôi và văn chính luận.
Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Làm văn
a. Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý
– Viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý là dạng bài nghị luận về một hiện tượng trong xã hội, một tư tưởng đạo lí hay một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học.
– Lập dàn ý:
+ Mở bài: Đưa ra vấn đề cần nghị luận
+ Thân bài: Đưa ra định nghĩa, cách hiểu về vấn đề cần nghị luận, phân tích biểu hiện, đưa ra các bằng chứng chứng minh và bình luận về tư tưởng, đạo lý đó.
+ Kết bài: Tổng hợp lại vấn đề, liên hệ với bản thân.
b. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật.
– Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bàn luận về một tác phẩm văn học, một vở kịch, bài hát, bức tranh… Bài văn phải nêu được vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật và hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật.
– Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật được nghị luận. Nêu khái quát về điểm đặc sắc của tác phẩm đó.
+ Thân bài: Phân tích nội dung, ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật. Đưa ra được điểm đặc sắc nhất của tác phẩm đó và đưa ra nhận xét của bản thân.
+ Kết bài: Nêu khái quát về giá trị của tác phẩm nghệ thuật.
Tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 bộ kết nối tri thức
Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Văn bản
Bài 1: Vợ nhặt
– Tác giả: Kim Lân
– Thể loại: Truyện ngắn
– Nội dung: Vợ Nhặt đã phản ánh tình trạng thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Mặc dù cận kề cái đói, cái chết nhưng người nông dân vẫn luôn khao khát hạnh phúc, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.
– Nghệ thuật: Sáng tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo, miêu tả thành công tâm lí nhân vật tinh tế, sử dụng ngôn ngữ đối thoại thể hiện rõ tính cách của các nhân vật.
Bài 2 Chí Phèo
– Tác giả: Nam Cao
– Thể loại: Truyện ngắn
– Nội dung:
+ Giá trị hiện thực: Sự tàn ác của chế độ phong kiến và thực dân đối với người nông dân trước cách mạng tháng tám. Số phận thê thảm của tầng lớp nông dân, họ bị đẩy vào con đường lưu manh, tha hóa và chỉ có cái chết mới có thể giải thoát cho họ.
+ Giá trị nhân đạo: Lên án xã hội phong kiến tàn bạo đã tàn phá thể xác và tâm hồn của những người nông dân yếu thế, hiền lành, chất phác. Niềm cảm thông sâu sắc, sự xót thương với những con người hiền lành nhưng bị dày vò tha hóa bởi những thế lực đen tối đồng thời khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của người nông dân.
– Nghệ thuật: Điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, sử dụng cốt truyện độc đáo, giàu kịch tính, biến hóa khôn lường và đem lại nhiều bất ngờ cho người đọc. Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu sinh động cùng cách dẫn truyện linh hoạt.
Bài 3: Nhớ đồng
– Tác giả: Tố Hữu
– Thể loại : Thơ bảy chữ
– Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết với cuộc đời, cuộc sống tự do và niềm say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.
– Nghệ thuật: Sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc. Dùng giọng thơ da diết, khắc khoải và sâu lắng, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi với đời thường.
Bài 4: Tràng Giang
– Tác giả: Huy Cận
– Thể loại : Thơ bảy chữ
– Nội dung: Bài thơ khắc hoa khung cảnh sông nước mênh mông. Qua đó tác giả đã bộc lộ tình cảm yêu nước thâm kín của mình. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cùng với nỗi âu sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn.
– Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa yếu tố cổ điển và hiện đại, sử dụng bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm và nghệ thuật đối suất sắc.
Bài 5: Con đường mùa đông
– Tác giả: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin
– Thể loại: thơ trữ tình
– Nội dung: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc về phong cảnh nước Nga đồng thời thể hiện tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên, muốn hòa mình vào thiên nhiên của nhà thơ.
– Nghệ thuật: Sử dụng câu từ tinh tế, chuẩn mực.
Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Tiếng Việt
a. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
– Ngôn ngữ nói:
+ Ngôn ngữ nói là âm thanh, diễn ra nhanh chóng, tức thời, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
+ Ngôn ngữ nói đa dạng về giọng nói, ngữ điệu, sự phối hợp giữa âm thanh và ánh mắt, nét mặt, cử chỉ điệu bộ…
+ Ngôn ngữ nói sử dụng đa dạng từ ngữ như tiếng lóng, biệt ngữ, khẩu ngữ địa phương…
+ Ngôn ngữ nói do bản thân điều chỉnh, không phụ thuộc vào văn bản có sẵn.
– Ngôn ngữ viết:
+ Phương tiện thể hiện ngôn ngữ viết chính là chữ viết và được tiếp nhận bằng thị giác.
+ Muốn sử dụng ngôn ngữ viết thành thạo, người viết phải nắm được các kí hiệu chữ viết, quy tắc chính tả, quy tăc viết văn bản.
+ Sử dụng ngôn ngữ viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn và phân tích vấn đề thấu đáo, được truyền đến đông đảo người đọc trong phạm vi rộng và thời gian dài.
+ Phương tiện hỗ trợ ngôn ngữ viết là hệ thống dấu câu, kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa…
+ Trong ngôn ngữ viết có từ ngữ và câu được lựa chọn sử dụng phù hợp với nội dung truyền tải.
– Lưu ý: Trong thực tế ngôn ngữ nói có thể được ghi lại bằng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng ngôn ngữ nói.
b. Các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường
– Để nắm được các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường phải nắm vững những quy ước ngôn ngữ chuẩn mực của Tiếng Việt.
– Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường:
+ Tạo ra những kết hợp từ trái logic
+ Sử dụng hình thức đảo nghĩa
+ Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Làm văn
a. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện
– Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện cần phân tích
– Phân tích các vấn đề nghị luận cụ thể, rõ ràng về nghệ thuật, nội dung, tình huống truyện…
– Nêu nhận định, đánh giá của bản thân về tác phẩm truyện dựa trên các bằng chứng chứng minh, phân tích những góc nhìn mới về tác phẩm.
– Khẳng định lại giá trị của tác phẩm nghị luận.
b. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ
– Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm thơ cần nghị luận
– Xác định được vấn đề nghị luận chính về tác phẩm thơ ( nội dung, nghệ thuật, sự độc đáo của tác phẩm thơ…)
– Xem xét các vấn đề nghị luận toàn diện theo nhiều khía cạnh, đưa ra những lý lẽ, bằng chứng thuyết phục.
– Kết luận lại vấn đề cần nghị luận
Tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 bộ chân trời sáng tạo
Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Văn bản
Bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông
– Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Thể loại: Tùy bút
– Nội dung: Bức tranh dòng sông Hương thơ mộng trữ tình đầy chất thơ khi chảy từ thượng nguồn về cố đô Huế. Mỗi một khúc sông Hương lại mang một vẻ đẹp khac nhau giúp ta cảm nhận được tình yêu quê hương, niềm tự hào của tác giả về con sông đặc trưng cho xứ Huế.
– Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ phong phú, diễn đạt tinh tế về dòng sông Hương dựa trên hiểu biết về nhiều khía cạnh của tác giả.
Bài 2: Cõi lá
– Tác giả: Đỗ Phấn
– Thể loại: Tản văn
– Nội dung: Tác phẩm làm nổi bật nét quyến rũ, vòng đời của các loài cây trong phố cổ cùng cảnh sắc của Hà Nội. Đồng thời cho ta thấy được tình yêu của tác giả dành cho thủ đô thơ mộng khiến trái tim người đọc phải xao xuyến.
– Nghệ thuật: Bút pháp nghệ thuật tài hoa khắc họa hình ảnh đời sống người dân thủ đô Hà Nội cùng màu sắc cây cối Hà Nội.
Bài 3: Chiều xuân
– Tác giả: Anh Thơ
– Thể loại: thơ lục bát
– Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước khi mùa xuân về. Chính tình yêu quê hương đất nước đã bao trùm lên cả vẻ đẹp của bức tranh quê hương trong buổi chiều xuân đó.
– Nghệ thuật: Sử dụng nhiều hình ảnh tiêu biểu cho mùa xuân với từ ngữ gợi tình, gợi âm thanh. Miêu tả cái động để nói về cái tĩnh.
Bài 4: Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
– Tác giả: Ma- la- la Diu- sa- phdai
– Thể loại: Nghị luận xã hội
– Nội dung: Qua tác phẩm chúng ta có thêm hiểu biết về Ma- la- la Diu- sa- phdai – một nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ nổi tiếng ở Pakistan. Đồng thời tác phẩm còn kêu gọi mọi người hãy dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng cho phụ nữ và trẻ em.
– Nghệ thuật: Sử dụng luận điểm ngắn gọn, được sắp xếp hợp lý. Hệ thống luận cứ toàn diện, sâu sắc, phong phú và xác thực. Sử dụng kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề.
Bài 5: Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI
– Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng.
– Thể loại: Nghị luận xã hội
– Nội dung: Bài viết nghị luận về những hành trang người trẻ cần có để bước vào thế kỉ 21 đó là tri thức, kĩ năng và thái độ.
– Nghệ thuật: Sử dụng hệ thống luận điểm luận cứ rõ ràng, dẫn chứng phong phú, thuyết phục người đọc.
Bài 6: Công nghệ AI của hiện tại và tương lai
– Xuất xứ: trích từ trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ
– Thể loại: Văn bản nghị luận
– Nội dung: Văn bản đề cập đến giá trị và vai trò của Ai trong đời sống hiện tại và tương lai.
– Nghệ thuật: Sử dụng vốn từ sâu rộng, hệ thống luận điểm, luận cứ, lí lẽ thuyết phục cao.
Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Tiếng Việt
Giải thích nghĩa của từ
– Nghĩa của từ là nội dung mà từ đó biểu thị, được nhận diện thông qua nhận thức và sự hiểu biết của mỗi người.
– Giải thích nghĩa của từ:
+ Thông qua phân tích nội dung từ, nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ
+ Dùng một hoặc nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa để giải thích
+ Giải thích nghĩa từ ghép bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ
+ Giải thích từ cần chú ý đến từ gốc và nghĩa chuyển
Ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Làm văn
a. Viết văn bản thuyết minh
– Viết văn bản thuyết minh lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm là kiểu bài tổng hợp thông tin kết hợp các yếu tố lồng ghép để làm rõ đặc điểm của đối tượng để người đọc hiểu rõ về đối tượng thuyết minh.
– Lập dàn ý:
+ Mở bài: Nêu vấn đề cần thuyết minh
+ Thân bài: Thuyết minh về các đặc điểm của đối tượng có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm để làm rõ vấn đề cần thuyết minh.
+ Kết bài: Khẳng định vai trò của đối tượng thuyết minh
b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
– Viết bài văn nghị luận xã hội về một một hiện tượng trong xã hội là dùng những lí lẽ bằng chứng để làm sáng tỏ một vấn đề xã hội
– Lập dàn ý:
+ Mở bài: Đưa ra vấn đề cần nghị luận
+ Thân bài: Đưa ra định nghĩa, cách hiểu về vấn đề cần nghị luận, phân tích biểu hiện, đưa ra các bằng chứng chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề đó, viết phản biện các ý kiến trái chiều liên quan đến vấn đề nghị luận.
+ Kết bài: Tổng hợp lại vấn đề, liên hệ với bản thân và đưa ra giải pháp.
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 có đáp án
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 có đáp án theo chương trình sách mới giúp các em học sinh luyện giải đề và nắm vững cấu trúc đề thi. Cùng theo dõi bài viết và làm thử đề thi để tự kiểm tra kiến thức của bản thân trước khi bước vào kì thi chính thức nhé!
1. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Đề số 1
1.1 Đề thi
1.2 Đáp án
I. Đọc hiểu
Câu 1 (0.5 điểm)
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Câu 2 (0.5 điểm)
Bài thơ có sự kết hợp đối thoại giữa nhà thơ với đồng nghiệp, giữa nhà thơ với họa sĩ, giữa nhà thơ với người buôn bán.
Câu 3 (0.5 điểm)
Trong bài thơ, nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để đặt lên giá sách ở trong phòng khách của nhà mình.
Câu 4 (1 điểm)
Dấu chấm lửng (…) thể hiện tâm trạng hồi hộp của tác giả và mong muốn biết được nhà họa sĩ sẽ tiếp nhận tập thơ của mình như thế nào.
Câu 5 (1 điểm)
Người buôn bán đã phá lên cười khi nghe được nghề nghiệp của nhà thơ bởi đối với người làm ăn buôn bán thì việc làm thơ là vô bổ, phù phiếm. Đối với họ, việc kiếm được tiền, lời lãi từ việc đi buồn mới là mục đích chính.
Câu 6 (1 điểm)
Qua mỗi người đối thoại, hình tượng nhà thơ lại có sự thay đổi đó là:
Đối với người đồng nghiệp: Nhà thơ là một người đáng thương vì người làm thơ thường “khổ lắm”
Đối với người họa sĩ: Thơ ca cũng chỉ là một vật phẩm bình thường và nhà thơ cũng chỉ là một người thợ bình thường tạo ra sản phẩm chỉ để trưng bày.
Đối với người đi buôn: Nhà thơ hiện nên với sự gàn dở vì làm những việc phù phiếm
=> Qua đó chúng ta thấy được sự cô độc và khó khăn của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
Câu 7 (1điểm)
Trong cuộc đời mỗi người sẽ có nhiều lúc sự lựa chọn của chúng ta không được đa số mọi người hoan nghênh, thậm chí có thể bị người khác coi thường hoặc phản đối. Việc lựa chọn nghề nghiệp cũng vậy. Nếu tôi đam mê nghề nghiệp nhưng lại ở trong hoàn cảnh như nhà thơ, nhân vật trữ tình trong bài thơ trên, bị cho là điên rồ, phù phiếm… thì tôi vẫn cần xem lại những lựa chọn và đam mê của mình. Nếu đây thực sự là mong muốn, đam mê của tôi và nghề nghiệp tôi chọn có thực sự phù hợp với cộng đồng thì tôi vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê của mình. Tôi sẽ dùng nhiệt huyết và nỗ lực của mình để tạo ra giá trị và chứng minh rằng những nhận xét, đánh giá tiêu cực của những người xung quanh là không chính xác.
Câu 8 (0.5 điểm)
Nhà thơ làm thơ để “giải tỏa nỗi mong đợi của mình”, điều này là cần thiết vì thơ ca chứa đựng tâm tư, cảm xúc của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, nếu nhà thơ làm thơ “chỉ để giải tỏa mong đợi” thì chưa đủ để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đích thực, bởi tác phẩm phải là sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Thơ là tiếng nói của cảm xúc, là nơi thể hiện, truyền tải những tâm tư của người nghệ sĩ nhưng đồng thời nội dung của nó phải được thể hiện thông qua một loại hình nghệ thuật độc đáo, giàu tính thẩm mỹ.
II Viết (4 điểm)
Hướng dẫn lập dàn ý:
a. Mở bài
– Giới thiệu được tác phẩm, tác giả và nội dung khái quát của bài thơ.
b. Thân bài
– Bài thơ mang hình thức một câu chuyện kể về ba đoạn đối thoại với ba nhân vật đồng nghiệp của nhân vật trữ tình, họa sĩ, một người buôn bán.
+ Đoạn đối thoại thứ nhất với đồng nghiệp thể hiện sự ái ngại, thương cảm cho sự nghiệp cầm bút đầy gian khổ.
+ Đoạn đối thoại thứ hai với họa sĩ mang cảm giác hồi hộp khi được đề nghị tặng thơ nhưng lại kết thúc bằng sự thất vọng khi người họa sĩ nói rằng chỉ muốn trưng bày ở kệ sách phòng khách.
+ Đoạn đối thoại thứ ba với người buôn bán đã biến nhà thơ trở thành kẻ gàn dở trong mắt người đó. Họ cho rằng thơ ca là thứ phù phiếm, không thực tế, làm điều vô ích.
– Bài thơ có kết cấu hình thức bất thường, tưởng như đó chỉ là sự chắp vá vu vơ của những mẩu đối thoại nhưng đằng sau đó lại là những trăn trở, suy nghĩ về nghề nghiệp của người nghệ sĩ.
c. Kết bài:
– Khái quát lại vấn đề, đưa ra nhận định của cá nhân.
2. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Đề số 2
2.1 Đề thi
2.2 Đáp án
I. Đọc hiểu
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận
Câu 2 (0.5 điểm)
Theo tác giả, sự khác nhau giữa chuyến phiêu lưu khám phá và chuyến đi mạo hiểm chính là sự chuẩn bị. Khi ta có sự chuẩn bị kĩ càng thì chuyến đi đó là chuyến đi phiêu lưu khám phá, còn không có sự chuẩn bị thì đó là chuyến đi mạo hiểm.
Câu 3 (1 điểm)
Câu văn ” Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác” đã đề cập đến lối sống khá phổ biến trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Tưởng tượng mình là một con sò bên bờ biển, không di chuyển => lối sống không vận động, không thay đổi thích nghi vươn lên trước những biến động của cuộc sống.
Những con sóng đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác => Lối sống thụ động bị cuộc đời xô đẩy và không biết đi về đâu.
Câu 4 (2 điểm)
Lựa chọn “dấn thân”
Giải thích lý do chọn dấn thân: Dấn thân là vượt lên phía trước sẵn sàng đương đầu với khó khăn và thử thách. Đây là hành động tích cực đối với cá nhân và cộng đồng.
+ Vượt lên khó khăn tức là dám thoát khỏi cái bóng của bản thân, mở rộng giới hạn của chính mình và đạt được hiệu quả cao, thành tựu lớn trong cuộc sống.
II Viết (6 điểm)
Hướng dẫn lập dàn ý:
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
– Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài
– Khái quát chung: Giới thiệu qua về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, cốt truyện
– Giới thiệu về nhân vật Chí Phèo: Cuộc đời Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở
+ Chí Phèo là trẻ mồ côi được cả làng Vũ Đại nuôi lớn, lớn lên, Chí đi làm canh điền cho gia đình bá Kiến.
+ Chí Phèo là người đàn ông lương thiện và có ước mơ nhưng do sự ghen tuông vô lí của Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù.
+ Thời gian ở tù đã biến Chí Phèo từ một người thanh niên tốt bụng trở thành một kẻ lưu manh. Khi đi tù trở về, Chí Phèo tiếp tục bị Bá Kiến biến thành ” con quỷ của làng Vũ Đại”
+ Trước khi gặp Thị Nở, Chí Phèo triền miên trong cơn say, không có cảm xúc, sống như một tên tay sai của Bá Kiến
– Chí Phèo gặp Thị Nở
+ Thị Nở là người đàn bà xấu xí, dở hơi và ế chồng nhưng lại có một tâm hồn lương thiện và tràn đầy tình yêu thương.
+ Cuộc gặp gỡ: Chí Phèo đến với Thị Nở như một bản năng sinh vật của một kẻ say rượu, lưu manh
=> Cuộc gặp gỡ là bước ngoặt thay đổi Chí Phèo
– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
+ Dần tỉnh rượu: Ý thức về nơi sống, lắng nghe âm thanh xung quanh
+ Tỉnh ngộ: Nhận thức về ước mơ quá khứ và tỏ ra nuối tiếc, đau khổ khi ý thức được bi kịch hiện tại và sự lo lắng khi nghĩ đến tương lai.
+ Khát vọng hoàn lương sau khi ăn bát cháo hành: Cảm xúc ùa về, cảm thấy hạnh phúc và muốn về một nhà với Thị Nở.
+ Niềm tin về con đường hoàn lương sau khi về một nhà với Thị Nở
=> Khát khao lương thiện.
– Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành:
+ Là liều thuốc giải cảm hữu hiệu và cũng là liều thuốc giải độc giúp Chí Phèo thức tỉnh.
+ Chứa đựng tình cảm và sự quan tâm
+ Là hạnh phúc muộn màng mà đến giờ Chí mới được cảm nhận.
– Ý nghĩa cuộc gặp gỡ với Thị Nở:
+ Giúp Chí Phèo thức tỉnh
+ Khẳng định bản chất của con người là sự lương thiện cho dù bị tha hóa, vùi dập
+ Sức mạnh tình yêu có thể cảm hóa quỷ dữ.
c. Kết bài:
– Khái quát giá trị nội dung
– Khái quát giá trị nghệ thuật
3. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Đề số 3
3.1 Đề thi
3.2 Đáp án
I. Đọc hiểu
Câu 1 (1 điểm)
Yếu tố tự sự: ” Đó là những sân phơi trải đầy lúa vàng… nóng hừng hực dưới chân”
Yếu tố trữ tình: “Tôi thương cái mùi rơm rạ quê mình. Nó cứ thoang thoảng rồi loang dần, quấn chặt vào sống mũi”.
Tác dụng của việc kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình giúp tăng sức gợi hình và gợi cảm cho diễn đạt. Giúp gợi lên hình ảnh đồng quê cũng như bộc lộ tình cảm của tác giả.
*Lưu ý: Có thể chọn các yếu tố tự sự và trữ tình khác hợp lý và thuyết phục
Câu 2 (1 điểm)
Ý nghĩa của từ ngan ngát: chỉ mùi thơm dễ chịu, lan tỏa ra xa
Câu 3 (1 điểm)
Biện pháp tu từ được sử dụng là liệt kê và điệp từ “mùi”
Tác dụng giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho văn bản, tạo thành giọng điệu nhớ thương tha thiết quê hương. Giúp nhấn mạnh những kỉ niệm thân thương trong kí ức của tác giả thông qua mùi hương rơm rạ.
Câu 4 (1 điểm)
Chủ đề của văn bản: Từ những kí ức thân thương với cánh đồng, tác giả đã bộc lộ tình cảm nhớ thương quê hương, nhớ về những kỷ niệm xưa đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước.
Nhận xét chủ đề: Từ việc lựa chọn mùi hương rơm rạ đồng quê làm hình tượng trung tâm của bài viết thay cho những cái lớn lao, cao cả là cách đặc biệt và độc đáo để tác giả bày tỏ tình cảm với quê hương. Qua những sự việc rất nhỏ bé đó càng cho chúng ta cảm nhận được sự gắn bó với quê hương bắt nguồn từ những điều bình dị nhất.
Câu 5 (1 điểm)
Em đồng ý với ý kiến của tác giả. Bởi con người dù trưởng thành có đi xa thì trong tâm trí của chúng ta vẫn luôn hướng về quê hương, về những kỷ niệm tuổi thơ. Chúng ta có thể bộn bề vì cuộc sống nhưng trong một giây phút nào đó, quê hương vẫn luôn là nơi mà chúng ta hướng về.
Câu 6 (1 điểm)
Gợi ý: Trình bày ý nghĩa tuổi thơ và phân tích lí giải ý nghĩa đó.
II Phần Tiếng Việt (4 điểm)
Hướng dẫn lập dàn ý
a. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và quan điểm của người viết về vấn đề này.
b. Thân bài
– Giải thích vấn đề bàn luận: trách nhiệm mình lựa chọn là gì? Biểu hiện của trách nhiệm ấy trong thời đại 4.0
– Đưa ra luận điểm, luận cứ bài viết:
+ Luận điểm 1: Thời đại công nghệ 4.0 là gì
+ Luận điểm 2: Người trẻ cần tiếp thu thành quả của thời đại 4.0
+ Luận điểm 3: Học hỏi, tìm tòi và sáng tạo, chuẩn bị hành trang để bước vào thời đại 4.0
+ Luận điểm 4: Bứt phá, không ngại khó khăn tiến về phía trước.
+ Luận điểm 5: Thời đại 4.0 có nhiều mặt tệ nạn. Đưa ra giải pháp
c. Kết bài:
– Khẳng định lại quan điểm của bản thân
– Đề xuất giải pháp và bài học
Trên đây là bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 được biên soạn theo chương trình sách mới mà chúng tôi đã tổng hợp lại nhằm mục đích giúp các em có thêm một nguồn tài liệu tham khảo làm đề thi hoặc ôn thi đánh giá năng lực trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng với bộ đề thi trên, các em có thể nắm bắt được cấu trúc đề thi và thực hành viết thật tốt nhé.
Nguồn tham khảo: VUIHOC