Cùng tham khảo nội dung về Hướng dẫn viết đoạn văn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo Hướng dẫn viết văn nghị luận xã hội 600 chữ mà chúng tôi chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Dàn ý cho đoạn văn NLXH bàn về vấn đề liên quan đến tuổi trẻ
Mở đoạn (2-3 dòng)
– Giới thiệu chính xác vấn đề nghị luận, thể hiện quan điểm cá nhân.
– Có thể biến yêu cầu đề bài thành câu giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân đoạn
(15-17 dòng)
+ Giải thích từ ngữ, khái niệm để làm rõ ý nghĩa, nội dung bản chất vấn đề cần bàn luận.
+ Phân tích và chứng minh làm rõ khía cạnh của vấn đề liên quan đến tuổi trẻ được yêu cầu bàn bạc (Vì sao vấn đề này lại thiết yếu với tuổi trẻ? Vấn đề gợi cho tuổi trẻ những suy nghĩ và hành động gì? Những điều kiện cần có để thực hiện yêu cầu vấn đề nêu ra?…)
+ Bình luận, đánh giá về sự đúng đắn, thiết thực của vấn đề, bác bỏ ý kiến trái chiều để củng cố quan điểm bản thân.
+ Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể.
Kết đoạn
(2-3 dòng)
Khái quát nêu ý nghĩa vấn đề, liên hệ thực tế…
Một số mẫu câu có thể dùng để viết đoạn:
Mở đoạn
Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, luôn được coi là tương lai của đất nước. Bởi vậy, tuổi trẻ có vai trò/trách nhiệm/….
Thân đoạn
– Chúng ta có thể hiểu… là…
– Đây là vấn đề/nhiệm vụ/trách nhiệm quan trọng/thiết yếu với tuổi trẻ vì…
– Để có thể lan tỏa/thực hiện/làm tròn được nhiệm vụ/vai trò/… ấy, tuổi trẻ cần….
– Đây là vấn đề/nhận định/đánh giá có tính đúng đắn, thiết thực/chưa hoàn toàn đúng đắn, thiết thực…
– Chúng ta cần phê phán/cần bác bỏ những quan niệm cho rằng…
– Từ đây, ta rút ra được bài học, cần nhận thức đúng về… Từ đó,… (hành động cụ thể như thế nào).
Kết đoạn
Tóm lại, … là một vấn đề ý nghĩa, thiết thực, quan trọng đối với tuổi trẻ…
Ví dụ minh họa:
+ Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tuổi trẻ đối với việc duy trì và lan tỏa văn hóa đọc.
+ Hướng dẫn cách viết theo công thức trên:
Mở đoạn
(2-3 dòng)
Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, luôn được coi là tương lai của đất nước. Bởi vậy, tuổi trẻ có vai trò quan trọng đối với việc duy trì và lan tỏa văn hóa đọc.
Thân đoạn
(15-17 dòng)
– Văn hoá đọc có thể hiểu là thói quen đọc, sở thích đọc và kĩ năng đọc sách.
– Tại sao tuổi trẻ có vai trò quan trọng trong việc duy trì và lan tỏa văn hóa đọc?
Duy trì và lan tỏa văn hóa đọc là nhiệm vụ quan trọng của tuổi trẻ vì:
+ Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước.
+ Việc duy trì lan toả văn hoá đọc đối với người trẻ sẽ góp phần hướng tới phát triển năng lực tự học suốt đời của con người cũng chính là góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, đặc biệt là trong thời kì bùng nổ đa phương tiện như hiện nay và văn hoá nghe – nhìn đang có xu hướng lên ngôi.
– Tuổi trẻ cần có suy nghĩ và hành động gì để duy trì và lan tỏa văn hóa đọc?
Để có thể thực hiện được vai trò quan trọng ấy, tuổi trẻ cần:
+ Hiểu được tầm quan trọng của sách, đặc biệt là những cuốn sách có giá trị;
+ Rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày và tìm kiếm sự hỗ trợ từ người có kinh nghiệm để chọn sách;
+ Phổ biến, tuyên truyền vai trò của việc đọc sách đến những người xung quanh;…
– Cần có những điều kiện gì để tuổi trẻ có thể duy trì, lan tỏa văn hóa đọc?
Để giúp tuổi trẻ duy trì và lan tỏa văn hóa đọc thì…
+ Bản thân phải yêu sách, có thói quen đọc sách.
+ Gia đình, nhà trường, xã hội cần tạo các điều kiện cơ bản về vật chất cũng như tinh thần (thành lập các CLB sách, xây dựng “thư viện xanh”, “thư viện số”,…) để người trẻ có không gian, thời gian, có hứng thú với việc đọc sách. Từ đó, có điều kiện để duy trì và lan tỏa văn hóa đọc.
– Bình luận, đánh giá về sự đúng đắn, thiết thực của vấn đề, bác bỏ ý kiến trái chiều để củng cố quan điểm bản thân:
Đây là quan điểm đúng đắn. Chúng ta cần:
+ Bác bỏ quan điểm cho rằng việc đọc sách không còn giá trị trong thời đại công nghệ số như hiện nay.
+ Đọc không cứ là đọc sách giấy mà còn là đọc sách điện tử – đọc online…
+ Giá trị của việc đọc không đồng nghĩa với đọc nhanh, đọc nhiều lấy lệ mà phải gắn với việc phát triển tư duy.
– Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
Từ đây, ta rút ra được bài học cần nhận thức rõ về vai trò của việc duy trì, lan tỏa văn hóa đọc. Từ đó, bản thân tự bồi dưỡng, duy trì, rèn luyện thói quen đọc sách; lan tỏa đến những người xung quanh; thành lập CLB sách và tuyên truyền mọi người cùng tham gia để phát huy, lan tỏa văn hóa đọc đến cộng đồng;…
Kết đoạn
(2-3 dòng)
Tóm lại, duy trì và lan tỏa văn hóa đọc là trách nhiệm quan trọng đối của tuổi trẻ. Lan tỏa văn hóa đọc chính là nâng cao dân trí, phát triển đời sống tinh thần cho cộng đồng.
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Hướng dẫn viết đoạn văn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7