Cùng tham khảo nội dung về Hướng dẫn Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo Hướng dẫn viết văn nghị luận xã hội 600 chữ mà chúng tôi chia sẻ trước đó. Các em tham khảo để có kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội 600 chữ đạt điểm cao nhé.
Mục lục
Nội dung yêu cầu
– Nêu được bản chất, ý nghĩa của vấn đề, gợi mở cách nhìn sâu hơn về mối quan hệ giữa con người và cuộc sống xung quanh, hướng đến việc hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại.
– Thể hiện được quan điểm rõ ràng của người viết về vấn đề; trình bày được hệ thống luận điểm hợp lí, chặt chẽ, phù hợp với logic của vấn đề bàn luận; sử dụng lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác đáng; biết phối hợp hiệu quả các thao tác: chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích, phân tích, so sánh để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
– Nêu được ý kiến về vấn đề bàn luận từ một góc nhìn khác, từ đó phản bác nhằm củng cố lập luận của bài viết.
– Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề bàn luận.
Phân loại kiểu bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
– Con người với cuộc sống xung quanh.
– Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại.
Quy trình viết
Kiểu bài viết về con người với cuộc sống xung quanh
a. Bước 1: Chuẩn bị viết
– Đọc kĩ đề, xác định vấn đề nghị luận. (Chú ý: gạch chân các từ ngữ quan trọng trong đề thi. Vấn đề nghị luận thường nằm sau các cụm từ lệnh: trình bày về…, suy nghĩ về…).
– Xác định thao tác lập luận cần sử dụng, phạm vi dẫn chứng.
– Thu thập tư liệu.
b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý
Xác lập các luận điểm bằng cách trả lời các câu hỏi:
– Bài viết bàn luận về vấn đề gì?
– Những khía cạnh nào của vấn đề được bàn luận? Những khía cạnh đó tác động tích cực hay tiêu cực đến đời sống con người?
– Những lí lẽ, bằng chứng nào cần huy động?
– Ý kiến trái chiều có thể có với vấn đề được bàn luận là gì? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào?
– Ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề này là gì?
* Lập dàn ý
– Mở bài:
+ Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận (có thể nêu vấn đề thông qua một câu chuyện, một tình huống đời sống hoặc một câu hỏi nhận thức…).
+ Nêu quan điểm của người viết về vấn đề đó.
– Thân bài: Cần triển khai các ý:
+ Giải thích khái niệm, từ, cụm từ (nếu có)
+ Trình bày bản chất của vấn đề xã hội và nêu quan điểm của người viết.
+ Bàn về các khía cạnh biểu hiện của vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác với lí lẽ và bằng chứng phù hợp.
+ Bàn luận về vấn đề từ góc nhìn trái chiều (lưu ý lí lẽ và bằng chứng cần thiết, toàn diện để phản bác lại ý kiến trái chiều đó).
+ Phân tích tác động của nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân và cộng đồng.
+ Bài học định hướng hành động của bản thân.
– Kết bài:
+ Rút ra ý nghĩa của vấn đề.
+ Liên hệ với đời sống thực tại.
c. Bước 3: Viết
– Mở bài và Kết bài viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Mở bài giới thiệu vấn đề xã hội để bàn luận, thu hút được sự chú ý của người đọc; Kết bài khép lại việc bàn luận một cách có ấn tượng.
– Mỗi luận điểm ở phần Thân bài cần rõ ràng, thể hiện được ý thức và suy nghĩ của người viết về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh. Bằng chứng cần lấy từ những trải nghiệm thực tế của bản thân và các thông tin thu thập được từ sách báo, các phương tiện truyền thông.
– Có thể soi chiếu vấn đề từ các góc nhìn khác nhau, nêu ý kiến phản biện đối với những quan điểm chưa thoả đáng; mở rộng, đối chiếu, liên hệ với những vấn đề có liên quan.
– Văn phong cần sáng rõ, phù hợp với đối tượng tiếp nhận và nội dung vấn đề.
d. Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện
– Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để phát hiện những nội dung cần bổ sung, các lỗi cần chỉnh sửa nhằm hoàn thiện bài viết. Cụ thể:
– Chỉnh sửa Mở bài nếu vấn đề của cuộc sống chưa được nêu rõ ràng.
– Kiểm tra lí lẽ, bằng chứng đã sử dụng nếu thấy chưa đầy đủ, chưa gần với vấn đề đời sống được bàn luận, cần chỉnh sửa, bổ sung.
– Xem xét sự khái quát ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề ở phần Kết bài để bổ sung ý hoặc chỉnh sửa nếu thấy chưa đạt.
– Hoàn chỉnh những ý còn sơ sài, kiểm tra sự liên kết trong từng đoạn và trong bài để bổ sung phương tiện liên kết phù hợp.
– Rà soát để sửa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu) nếu phát hiện được.
Kiểu bài viết về việc hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại
a. Bước 1: Chuẩn bị viết
– Đọc kĩ đề, xác định vấn đề nghị luận. (Chú ý: gạch chân các từ ngữ quan trọng trong đề thi. Vấn đề nghị luận thường nằm sau các cụm từ lệnh: trình bày về…, suy nghĩ về…).
– Xác định thao tác lập luận cần sử dụng, phạm vi dẫn chứng.
– Thu thập tư liệu.
b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý: Xác lập các luận điểm bằng cách trả lời các câu hỏi:
– Bài viết bàn luận về vấn đề gì?
– Vấn đề đó cần được nhìn nhận, đánh giá theo góc độ (lịch sử – xã hội – đạo đức) và cấp độ nào (cá nhân – quốc gia – dân tộc – nhân loại)?
– Những lí lẽ, bằng chứng nào cần huy động để làm sáng tỏ luận điểm? (văn chương, lịch sử, thực tế cuộc sống).
– Những ý kiến, nhận định, danh ngôn, châm ngôn nào có thể trích dẫn?
– Có thể bàn về vấn đề từ góc nhìn trái chiều như thế nào? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào?
– Việc nhận thức sâu sắc về vấn đề có ý nghĩa như nào đối với mỗi người, trước hết là với chính bản thân mình?
* Lập dàn ý
– Mở bài: Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề cần bàn luận.
– Thân bài: Cần triển khai các ý:
+ Nêu khái quát hoàn cảnh đời sống làm nảy sinh vấn đề cần bàn luận.
+ Phân tích lần lượt từng khía cạnh của vấn đề theo trình tự từ rộng đến hẹp hoặc từ hẹp đến rộng với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp.
+ Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề.
+ Nêu trải nghiệm của bản thân về vấn đề được bàn luận (cần làm rõ những khó khăn, thuận lợi khi bản thân từng trải nghiệm về vấn đề được bàn luận).
+ Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều (lưu ý lí lẽ và bằng chứng cần thiết, toàn diện để phản bác lại ý kiến trái chiều đó).
+ Định hướng hành động của bản thân sau khi nhận thức về vấn đề.
– Kết bài:
+ Khái quát lại vấn đề và khẳng định ý nghĩa của vấn đề.
+ Liên hệ với đời sống thực tại.
c. Bước 3: Viết
– Bám sát dàn ý đã lập để viết, có thể điều chỉnh các nhận xét, đánh giá cho phù hợp với những bằng chứng được đưa ra.
– Mỗi luận điểm cần được triển khai thành một đoạn văn, có câu chủ đề với các ý nhỏ triển khai chủ đề.
– Thường xuyên chú ý mạch lạc và liên kết của bài viết, sử dụng chính xác và đúng chỗ các phương tiện liên kết.
– Việc trích dẫn các ý kiến bàn về vấn đề (nếu có) cần đảm bảo tính trung thực, không cắt xén, có ghi nguồn đầy đủ, chính xác (phần trích dẫn trực tiếp phải được đặt trong ngoặc kép).
– Chú ý sử dụng hình thức đối thoại (với các quan điểm khác) nhằm làm cho vấn đề trở nên nổi bật và sắc nét.
– Có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố tự sự và biểu cảm, nhất là khi đề cập những trải nghiệm của bản thân để làm tăng tính thuyết phục của lập luận.
d. Bước 4: Chỉnh sửa và hoàn thiện
Đối chiếu với yêu cầu của kiều bài và dàn ý đã lập để:
– Bổ sung những ý cần thiết hay lược bỏ những ý đi xa vấn đề chính cần bàn luận.
– Kiểm tra tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục; có thể đảo vị trí các đoạn, các câu nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo sự liền mạch, logic của lập luận.
– Triển khai hoàn chỉnh những ý còn sơ sài.
– Thay thế phương tiện liên kết chưa được dùng chính xác và bổ sung phương tiện
liên kết cần thiết, phù hợp.
– Sửa các lỗi chính tả, diễn đạt và trình bày (nếu có).
Ví dụ minh hoạ
Đề bài
ChatGPT đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền giáo dục Việt Nam. Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về tác động của ChatGPT với vấn đề học tập của con người trong xã hội hiện nay.
Các bước làm bài
Bước 1: Chuẩn bị viết: Đọc kỹ đề và xác định các yêu cầu của đề.
– Vấn đề nghị luận: tác động của ChatGPT với vấn đề học tập của con người trong xã hội hiện nay.
– Thao tác lập luận cần sử dụng: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
– Phạm vi dẫn chứng: đời sống xã hội.
– Thu thập tư liệu.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý:
Xác lập các luận điểm bằng cách trả lời các câu hỏi:
– ChatGPT là gì?
– ChatGPT có tác động như thế nào với vấn đề học tập của con người trong xã hội hiện nay?
– Những lí lẽ, bằng chứng nào cần huy động?
– Ý kiến trái chiều có thể có với vấn đề được bàn luận là gì? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào?
– Ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề này là gì?
Tham khảo dàn ý:
Nghị luận tác động của ChatGPT với vấn đề học tập của con người trong xã hội hiện nay
Xem thêm:
…
Hy vọng bài viết “Hướng dẫn Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội”… này sẽ là nguồn tài liệu giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và tự tin làm bài hơn trong môn ngữ văn ôn thi THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7