Hãy cùng nhau khám phá một chủ đề thú vị và sâu sắc: “Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ”. Đây không chỉ là một câu nói đơn thuần mà còn là một bài học cuộc sống quý giá. Trong cuộc sống, mỗi đứa trẻ đều mang trong mình một hành trình riêng. Những đứa trẻ hạnh phúc, được bao bọc trong tình yêu thương và sự chăm sóc, có thể tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời của tuổi thơ. Ngược lại, những đứa trẻ bất hạnh lại phải đối mặt với muôn vàn thử thách ngay từ những ngày đầu đời. Chúng không chỉ mang trong mình nỗi đau của những ký ức không đẹp mà còn phải đấu tranh từng ngày để tìm kiếm sự chữa lành. Hãy cùng nhau suy ngẫm và trân trọng những gì mà tuổi thơ mang lại, đồng thời cũng không quên dành sự đồng cảm với những mảnh đời kém may mắn. Bằng cách này, chúng ta không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn của mình mà còn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Đừng quên tham khảo bài văn mẫu dưới đây để nâng cao kỹ năng viết nghị luận xã hội của bạn nhé!
Nghị luận xã hội về Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời chữa lành tuổi thơ.
Trong cuốn sách ‘Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ ‘ tiến sĩ Đặng Hoàng Giang viết rằng: Tôi muốn mọi người biết rằng có nhiều đứa trẻ vẫn đang chống chọi từng ngày để lớn lên trở thành người tử tế’. Những đứa trẻ không có tuổi thơ khi lớn lên cuộc sống của chúng chẳng thể nào tìm thấy được mục đích sống ý nghĩa. Tôi đã từng chứng kiến ở ngoài đường những cậu thanh niên đang ‘chống chọi’ với cuộc sống mưu sinh kiếm tiền bằng việc thổi lửa để kiếm tiền dù cho nguy hiểm thế nào, những đứa bé không có nón mũ để đeo vẫn phải đứng bán vé số giữa thời tiết khắc nghiệt. Những đứa trẻ không có tuổi thơ hạnh phúc thường lớn lên theo những cách như vậy bởi thế tôi mới trăn trở câu nói rằng: ”Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ’.
Tuổi thơ là những mảnh kí ức trong sáng nhất đáng để nhớ và hoài niệm nhất. Có người sẽ luôn nhớ về chúng là một kỉ niệm đẹp, ý nghĩa. Nhưng tuổi thơ đối với một số người mà nói là ánh ảnh, là chất chứa những chuỗi ngày đen tối đến mức họ chỉ muốn ném những điều tiêu cực ra khỏi cuộc sống của mình. Được mấy người có tuổi thơ trọn vẹn? Và điều gì nói lên một tuổi thơ đầy bất hạnh? Theo nhà tâm lý học người Mỹ Ronald.P.Rohner đó là thiếu sự ấm áp và sự ấm áp phải nằm ở cảm nhận của đứa trẻ.Thiếu tình thương,thiếu sự thấu hiểu là một trong số rất nhiều lý do mà nhiều người vẫn nghĩ mảnh đời bất hạnh khi còn rất trẻ. Song, khác với những điều ấy đứa trẻ khi nhận được sự yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng từ thể chất và tinh thần đến từ cha mẹ ,khi lớn lên sẽ có những quan hệ lành mạnh, cân bằng, hài hòa,cởi mở với bạn bè và trở thành người được mọi người yêu quý. Ngược lại khi đứa trẻ thiếu vắng tình thương không có sự gần gũi từ cha mẹ không được khích lệ động viên ,khi lớn lên đứa trẻ sẽ dựng một hàng rào phòng thủ để bảo vệ mình và trở thành người thiếu cởi mở trong cảm xúc. Họ chỉ lớn lên giống như vòng đời của một cái cây nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng và không thể nào ra trái ngon, quả ngọt được. Và điều đặc biệt là khi đứa trẻ không nhận được sự yêu thương thì lớn lên khó có thể yêu thương người khác.
Tôi đã từng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ bất hạnh không có tuổi thơ rất kinh khủng và ám ảnh. Cô bé trong bức ảnh ‘Napalm girl được chụp vào năm 1972.Khi tìm hiểu kĩ hơn mình sẽ biết được rằng Napalm là một thứ bom quái ác, chất lỏng dạng gel sẽ bắn ra và đốt cháy những gì dính chặt vào.Và khi nhìn thấy bức ảnh ấy tôi thật sự chua xót, sức nóng khủng khiếp của bom Napalm đã khiến cô bé phải xé sạch quần áo ,vừa chạy vừa la hét thảm thiết ‘nóng quá,nóng quá giữa bom đạn mịt mù phía sau.Chiến tranh Việt Nam đã để lại nhiều mất mát to lớn hậu quả chiến tranh để lại là không thể chối bỏ nỗi đau ấy vẫn luôn âm ỉ qua từng thế hệ. Nhưng ở đâu đó vẫn luôn xuất hiện những phép màu, cô bé năm ấy vẫn còn sống sót và đã 60 năm những vết sẹo mà bom Napalm vẫn còn để lại hằn trên da thịt nỗi đau ấy sẽ chẳng ai biết, bà thật sự đã dành cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ của mình. Thời gian có thể chữa lành vết thương ngoài da , nhưng tâm hồn thì không.
Những người trẻ bất hạnh đang trên hành trình chữa lành tuổi thơ của chính mình liệu rằng sẽ có những phương pháp để xoa dịu tâm hồn? Đường ray tàu có thể dần chuyển qua các bộ phận bẻ ghi. Dù không thể được đập bỏ hoàn toàn, phần mềm có thể được cập nhật. Những người trẻ bất hạnh khi lớn lên họ muốn được chữa lành thì đó là điều có thể nhưng vẫn còn đang âm ỉ nhưng vẫn còn để lại những nỗi đau âm ỉ, nhưng cũng đã giúp ta quên đi phần nào. Khi chúng ta đau đớn hãy cố nói ra cảm xúc thật của chính mình đừng cố che giấu . Và họ phải ý thức được rằng câu chuyện đau khổ của minh không phải là độc nhất, đau khổ là một phần của cuộc sống, ai cũng có những ấm ức, nỗi khổ của riêng mình. Khi hướng cái nhìn ra bên ngoài và thấy những số phần khác , những nỗi đau khác ,nỗi đau của ta sẽ nhỏ lại và ta sẽ cảm thấy dễ thở hơn bình tĩnh hơn.
Sau những giọt nước mắt hãy đứng lên và tiếp tục tiến về phía trước.
—
File PDF Nghị luận xã hội về Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời chữa lành tuổi thơ.
https://drive.google.com/file/d/1mD-fj-tydKjTi3AlP4ZFfAzxUKmwP8Bq/view?usp=sharing
Hy vọng rằng bài mẫu nghị luận xã hội ở trên sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức làm bài và tự tin hơn trong môn Ngữ Văn THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Youtube: