Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 gồm các câu hỏi và đáp án đáp ứng theo chương trình sách giáo khoa hiện hành nhằm hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức và nắm rõ cấu trúc đề thi. Trước khi bước vào kỳ thi chính thức, hãy cùng theo dõi bài viết được Onthidgnl sưu tập và làm thử đề thi để tự kiểm tra trình độ của bản thân nhé!
Mục lục
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 số 1
Đề thi
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN: NGỮ VĂN 10 SÁCH CÁNH DIỀU
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích Nhớ con sông quê hương.
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong bài thơ và nêu hiệu quả biểu đạt.
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài thơ.
Câu 5 (2,0 điểm): Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ. Từ thông điệp đó em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng bàn về giá trị của quê hương
đối với cuộc đời của mỗi con người?
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nêu cảm nhận của mình về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
— Hết—
Đáp án
Câu 1:
– Thể loại: thơ tự do
– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2:
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp bình dị và chân thật của con sông quê hương trong tâm trí của tác giả. Đồng thời bài thơ còn bày tỏ tình cảm gắn bó của tác giả với quê hương của mình.
Câu 3:
Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
+ Nhân hóa: “Soi tóc những hàng tre”
+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
– Hiệu quả:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
+ Giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.
Câu 4:
– Tác giả đã bộc lộ tình cảm trân trọng và yêu thương tha thiết với quê hương. Qua bài thơ trên, ta thấy được những khoảng không gian kỉ niệm gần gũi hiện lên vẹn nguyên thông qua những hồi tưởng của tác giả mỗi khi nhớ về quê hương.
– Đối với tác giả, quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và vun đắp những ước mơ tươi đẹp của ông. Quê hương luôn hiện lên trong tâm hồn và trái tim của tác giả.
Câu 5:
– Thông điệp: Hãy luôn yêu quý và trân trọng quê hương, kể cả đó có là những điều đơn giản và bình dị nhất. Chính những cái bình dị đó đã làm đẹp cho đời sống tâm hồn và giúp chúng ta cống hiến và sống hết mình. Dù ở bất cứ nơi đâu, chúng ta cũng nên khắc ghi hình bóng quê hương, nhớ về quê hương của mình.
Câu 6:
Hướng dẫn lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi và bài thơ Đất nước, nêu sơ lược về nội dung của bài thơ.
Thân bài:
* Phần 1:
– Bức tranh mùa thu tại Hà Nội trong kí ức:
+ Thời gian: Bắt đầu mùa thu se lạnh.
+Khung cảnh: Trái tim Hà Thành.
+ ‘Hương cốm xưa’: Góc kí ức đặc trưng của thu Hà Nội.
+ ‘Tôi nhớ’: Dấu ấn khắc sâu nỗi nhớ về mùa thu.
– Bức tranh mùa thu tại chiến khu
+ Tiếng reo hò độc lập, hạnh phúc.
+ Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi
+ Suy tư về hồn thiêng đất nước.
* Phần 2:
– Đất nước trong chiến tranh:
+ Đất nước chìm trong máu và nước mắt: cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan nước mắt…
+ Đất nước vùng lên: Từ những năm đau thương … chiến đấu.
– Đất nước vùng lên giành chiến thắng:
+ Vượt lên đau thương để lao động, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu, xiềng xích chúng bay không khóa được… lòng dân ta yêu nước thương nhà.
+ Hình anh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bùng lên…
+ Nghệ thuật: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.
Kết bài: Nêu cảm nhận chung về bài thơ.
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 số 2
Đề thi
ĐỀ BÀI
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trẫm nghĩ, việc chọn người hiền là rất đúng lí. Chọn được người hiền là do sự tiến cử. Cho nên, khi đã được nước rồi, việc đó là việc đầu tiên. Thời cổ, ở nơi triều đình, người hiền vái nhường chen vai nhau đầy dẫy. Vì thế, ở dưới, không có người bị sót, ở trên ko có người bị quên. Có thể, việc chính trị mới được hoà vui. Xét như các đời Hán, Đường, bọn bày tôi đều tôn nhường, tiến cử người hiền: Tiêu Hà tiến Tào Nham, Nguỵ Vô Tri tiến Trần Bình, Địch nhân kiên tiến cử Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu. Tuy rằng tài có cao thấp, không giống nhau, nhưng cũng được dùng đúng việc, đúng chỗ.
Nay trẫm giữ trách nhiệm lớn, ngày đêm sợ hãi y như đi trên vực sâu, chính là vì chưa được người hiền ra giúp việc trị nước. Nay lệnh cho văn võ đại thần, công hầu đại phu, từ tam phẩm trở lên, phải tiến cử một người, hoặc tại triều, hoặc tại quận, không cứ đang làm quan, hay chưa làm quan. Xét cứ có tài văn hay võ, đáng coi dân chúng là trẫm giao cho việc. Mà người tiến cử thì được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa. Nếu tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật. Nếu cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng. Xét ở đời, không hiếm người có tài, mà phép cầu tài thì không hiếm. Hoặc có người đủ tài kinh luân, ở hàng quan lại thấp kém, không được ai cất nhắc, hoặc có bực hào kiệt, ở trong nơi thảo mãng lẫn với bọn sĩ tốt, vì thiếu người đề đạt, trẫm làm sao mà biết rõ được. Vậy từ nay, bực quân tử nào muốn cùng trẫm coi việc, ai nấy tự tiến cử.
(…)
Tờ chiếu này ban ra, phàm đang ở hàng quan lại. đều gắng sức là phần việc của mình, mà cổ tiến cử đề đạt. Còn như kẻ chốn nơi thôn dã, dừng lấy việc tự tiến cử làm xấu hổ, mà trẫm thành mang tiếng để xót nhân tài.
(Chiếu cầu hiền tài, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Văn hoá thông tin, 1970, tr.317, 318)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.
Câu 4 (1.0 điểm). Mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản
Câu 5 (1,0 điểm). Nhận xét của anh/chị về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Lê Lợi thể hiện qua văn bản.
Câu 6 (1,0 điểm). Anh/chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên?
Phần 2: Viết (5 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị đã học hoặc đã đọc.
Đáp án
Câu 1:
Thể loại: chiếu.
Câu 2:
Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là chọn người hiền tài.
Câu 3:
Những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản:
– Người tiến cử được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa.
– Tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật.
– Tiến cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng.
Câu 4:
– Mục đích: tìm kiếm người hiền tài, có đủ vẹn đức vẹn toàn để giúp vua xây dựng đất nước.
– Đối tượng: bất cứ ai có đủ tiêu chí mà vua đề ra.
Câu 5:
Qua đoạn trích trên, ta thấy được tầm nhìn rộng lớn của vua Lê Lợi cùng cách xử trí, tìm kiếm người hiền tài anh minh, chính trực, cho ta thấy được cách nhìn nhận việc nước, nhân cách xứng đáng là vị vua, người trị vì đứng đầu đất nước.
Câu 6:
HS rút ra thông điệp từ đoạn trích.
Gợi ý: cách tìm kiếm và lựa chọn người hiền tài của vua thời xưa giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan, đem lại bài học ý nghĩa về cách tuyển chọn nhân tài.
Phần 2: Hướng dẫn lập dàn ý:” Phân tích đánh giá chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm Thị Mầu lên chùa”
Mở bài:
– Giới thiệu đoạn trích Thị Mầu lên chùa.
– Nhận xét và đánh gái khái quát về tác phẩm.
Thân bài:
Xác định, phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm:
* Chủ đề tác phẩm:
– Phê phán những người phụ nữ lẳng lơ, phóng túng.
– Đề cao vẻ đẹp của những người sống chuẩn mực, trong sạch.
* Phân tích chủ đề tác phẩm:
– Nhân vật Thị Mầu:
+ Xuất thân: Con gái phú ông.
+ Tính cách: Phóng túng, lẳng lơ.
+ Lời nói: Ngọt ngào, ve vãn, sỗ sàng, không phù hợp với nơi đền chùa.
+ Hành động: Trêu ghẹo, còn xông ra nắm tay để bộc lộ tình cảm.
– Nhân vật Kính Tâm:
+ Xuất thân: Là con gái của một gia đình nghèo, được gả vào nhà giàu làm dâu. Sau do biến cố nên phải giả nam nhi xin vào chùa tu hành.
+ Ngoại hình: Đẹp, thanh tú.
+ Tính cách: Điềm đạm, mực thước.
+ Lời nói: Luôn giữ sự chuẩn mực, phép tắc.
+ Hành động: lẩn tránh, thể hiện sự ngay thẳng, đường hoàng.
* Đánh giá chủ đề tác phẩm:
+ Kính Tâm đại diện cho người phụ nữ đức hạnh, Thị Mầu đại diện cho những người phụ nữ nổi loạn trong xã hội phong kiến xưa.
+ Thể hiện sự ca ngợi và phê phán rõ ràng.
Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:
– Khắc họa nhân vật thông qua lời nói, hành động: Tạo sự tương phản, đối lập, từ đó làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật, làm rõ chủ đề tác phẩm.
– Chất liệu ca dao, dân ca truyền thống: Dễ tiếp cận, dễ nhớ.
– Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ.
Kết bài:
– Khẳng định lại những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.
– Nêu cảm nghĩ của bản thân và bài học rút ra sau khi đọc xong tác phẩm.
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 số 3
Đề thi
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
…Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.
Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?
(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả về cầu?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đút, không thể nào tán phá nổi ư?”
Câu 4 (1,0 điểm): Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên là gì?
Câu 5 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn nhận xét quan niệm về con người của tác giả qua đoạn trích trên.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận xã hội về cách ứng xử trên không gian mạng.
Hết
Đáp án
Câu 1:
– Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
– Phương thức biểu đạt: tự sự
Câu 2:
Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết để tả cây cầu: “Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.”, “cảnh một chiếc cầu đổ”.
Câu 3:
– Biện pháp tu từ ẩn dụ.
– Tác dụng: thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tình yêu, niềm tin vào cuộc sống của người con gái. Tác giả sử dụng biện pháp này nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Câu 4:
Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích: ca ngợi, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của người con gái, sức mạnh ý chí, nghị lực, niềm tin vào sự sống bất diệt.
Câu 5:
HS nhận xét quan niệm về con người của tác giả qua đoạn trích.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý: quan niệm nghệ thuật về con người trong đoạn trích: con người thời chiến mang theo vẻ đẹp anh hùng. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp lãng mạn, là sự hòa nhập giữa cái tôi với cái ta cộng đồng. Cái tôi riêng chung ấy chính là quan niệm nghệ thuật của con người thời chiến.
Phần 2: Hướng dẫn lập dàn ý
Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ứng xử trên mạng xã hội
Thân bài
– Khái niệm: Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến với nhiều chức năng khác nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối tại bất kỳ nơi nào bằng phương tiện điện tử như điện thoại, máy tính.
– Thực trạng:
+ Theo làn sóng công nghệ 4.0, mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và phổ biến với tất cả mọi người.
+ Tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều sử dụng ít nhất 1 mạng xã hội, ví dụ Facebook, Zalo, Instagram, …
+ Trên mạng xã hội, mỗi người lại có cách nhìn, cách cư xử khác nhau, có thể là lịch sự, có thể khiếm nhã thậm chí khiếm nhã. Nghiêm trọng hơn, hiện tượng bạo lực trên mạng xã hội xuất hiện và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
– Nguyên nhân
+ Chủ quan: Do ý thức của một bộ phận chưa tốt, suy nghĩ nông cạn, thường xuyên công kích, nói xấu người khác trên mạng xã hội.
+ Khách quan: do sự kiểm duyệt chưa thật sự chặt chẽ của nhà mạng, công ty chịu trách nhiệm với mạng xã hội, hành lang pháp lý còn thiếu sót, giáo dục chưa thật sự hiệu quả,…
– Hậu quả: Xung đột, cãi vã, các hậu quả nghiêm trọng khôn lường như: tự tử, xung đột ngoài đời thật…
– Dẫn chứng: Tự tử vì bạo lực mạng
– Giải pháp: Tuyển truyền, giáo dục, kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội,…
Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ứng xử trên mạng xã hội là vấn đề cần được quan tâm.
Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn lớp 10 được biên soạn theo chương trình mới – Tổng hợp bởi ONTHIDGNL nhằm cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các em học sinh; Giúp học sinh tự đánh giá được năng lực trước khi kỳ thi chính thức diễn ra. Hy vọng qua bộ đề thi này, các em có thể hiểu được cấu trúc đề thi và thực hành làm bài thật tốt.
Nguồn: Sưu tập