Cùng tham khảo nội dung Soạn bài Củng cố mở rộng trang 59 Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 sau đây. Các em nắm chắc kiến thức Onthidgnl chia sẻ để học tập môn ngữ văn 12 sách Kết nối tri thức tập 1 thật tốt nhé.
Mục lục
Trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc một bài thơ trung đại Việt Nam, nêu đề tài, chủ đề, thể thơ và chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển được thể hiện trong bài thơ đó.
Trả lời
Bài thơ: Thu điếu – Nguyễn Khuyến
Đề tài: Vẻ đẹp của mùa thu
Chủ đề: thể hiện sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất Bắc và tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương của tác giả; qua đó bày tỏ niềm ưu tư trước thời cuộc.
Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Biểu hiện của phong cách cổ điển: Mượn điển cố: Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa.
Bài thơ: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đề tài: Lối sống, phong cách sống
Chủ đề:khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Thể thơ: Thất ngôn bát cú biến thể
Biểu hiện của phong cách cổ điển: Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: coi phú quý tựa như chiêm bao
Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Giới thiệu một bài thơ có phong cách lãng mạn và chỉ ra một số biểu hiện nổi bật của phong cách đó trong bài thơ.
Trả lời
– Bài thơ Vì sao (Xuân Diệu)
– Biểu hiện nổi bật của phong cách:
+ Ngôn từ tình cảm
+ Mạch cảm xúc mãnh liệt muốn bày tỏ tình yêu
+ Hình ảnh, chi tiết lãng mạn
Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc một bài thơ có yếu tố siêu thực (chẳng hạn, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tỳ bà của Bích Khê, Lá diêu bông của Hoàng Cầm,..). Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một số hình ảnh siêu thực trong bài thơ đó.
Trả lời
– Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử
– Hình ảnh siêu thực trong bài:
+ “Trăng”: nhắc đến trăng là nhắc đến nỗi đau của Hàn, những người bị bệnh phong mỗi mùa trăng tới lại vô cùng đau đớn, đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là tinh thần. Nhưng trong bài thơ thi nhân lại mong “trăng” về “kịp”. Có lẽ là chỉ khi nỗi đau xuất hiện nhà thơ mới nhận ra là bản thân đang còn sống nên mới mong chờ.
Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): So sánh, đánh giá hình tượng người lính được thể hiện trong tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) và một bài thơ cùng để tài mà bạn đã được học hoặc đọc thêm.
Trả lời
So sánh hình tượng người lính Tây Tiến với người lính trong bài Đồng chí – Chính Hữu:
– Lính – Tây Tiến: xuất hiện với hình ảnh hào hùng, hào hoa, bi tráng; xuất thân từ những sinh viên nên mơ mộng và hài hước.
– Lính – Đồng chí: xuất hiện với hình ảnh chất phác, kiên cường; xuất thân từ những người nông dân nghèo nên lãm lũ hơn.
—-
Tải Soạn bài Củng cố mở rộng trang 59 Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 PDF tại đây