Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia đang đến gần rồi, bạn có quá nhiều kiến thức để ghi nhớ? Đừng lo, dưới đây là Chiến lược ôn thi đại học hiệu quả đã được rất nhiều thế hệ học sinh thực hiện và đạt kết quả cao.
Mục lục
Lập mục tiêu
Đây là bước rất quan trọng để bạn có thể hoàn thành tốt kỳ thi. Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có định hướng, kim chỉ nam cho mọi hoạt ôn tập của bạn. Hãy xác định “nấc” mà mình muốn đạt được, vách rõ mục tiêu lớn, mục tiêu nhở và các bước thực hiện.
Ví dụ: Bạn mục tiêu của bạn là ngành A của trường B. Để đỗ vào trường thì bạn cần đạt 26 điểm (khối D). Từ đó, vạch ra mục tiêu nhỏ cho từng môn. Thế mạnh của bạn là toán, 2 môn còn lại thì ở mức khá, bạn có thể chia mục tiêu điểm số là toán 9, văn 8, anh 8. Qua đó, bạn cũng xác định được lượng kiến thức mình cần nắm chắc ở từng môn học.
Khi đặt mục tiêu cần biết rõ năng lực của mình, nếu bạn đặt mục tiêu quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ảnh hưởng đến cả quá trình ôn tập mà lại phản tác dụng đó nha. Một cách để bạn thêm động lực đó là hãy viết mục tiêu của mình lên giấy và dán trước bàn học của bạn.
Hệ thống lại toàn bộ kiến thức
Đây là bước để bạn biết mình nên bắt đầu từ đâu và không bị “sót” kiến thức. Hãy hệ thống và ôn lại từ kiến thức cơ bản đến nâng. Tránh tình trạng nhảy cóc, thấy nội dung nào là học cái đó. Nó sẽ khiến bạn bị loạn và bỏ quên kiến thức rất nhiều. Tập trung từ những phần cơ bản nhất để không mất điểm đáng tiếng trong đề thi. Hãy cố gắng để ăn trọn điểm ở các câu dễ bù lại cho những phần khó bạn còn đang băn khoăn hoặc không chắc chắn.
Học đến đâu chắc đến đó, tránh tình trạng tham kiến thức để khi ôn xong cảm thấy mông lung những gì mình đã học và phải ôn lại từ đầu.
Khi hệ thống kiến thức sẽ là một lần học giúp bạn nhớ lâu hơn và có sự linh động nhạy bén khi đọc bài và giải quyết nó.
Luyện đề
Khi đã hệ thống và nắm chắc kiến thức mà mình cần ôn tập thì bước tiếp theo không thể thiếu đó là luyện giải đề thi thử và tất nhiên, một bạn sẽ không thể bỏ qua bộ đề minh họa của bộ trong năm đó nhé! Việc luyện đề sẽ giúp bạn biết được nhiều dạng bài hơn và có thể đánh giá khả năng của mình, những phần mà mình còn yếu để có thể bổ sung kiến thức kịp thời.
Một vài điều cần lưu ý khi bạn bắt đầu bước vào giai đoạn luyện đề:
– Hãy chọn các đề thi chính thống. Bạn có thể tìm kiếm các bộ đề thi đại học từ năm trước hoặc sưu tầm các bộ đề thi thử, đề ôn luyện của các trường uy tín khác.
– Luyện đề như thi thật. Thay vì không tập trung, mỗi lúc làm một phần thì khi bắt đầu bước vào giải đề bạn nên bấm thời gian chuẩn theo thời gian thi. Điều này sẽ giúp bạn tập trung cao độ cho phần bài làm cũng như luyện cho mình làm chủ thời gian làm bài. Đây cũng là một cách để luyện tâm lý trước khi thi đó nha.
– Phân bổ thời gian làm bài hợp lý. Khi luyện đề được một thời gian bạn sẽ xác định được phần nào bạn phải mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, hãy chủ động chia thời gian cho từng phần kiến thức sao cho hợp lý. Tránh tình trạng quá tập trung vào một phần mà đánh mất thời gian của các phần còn lại.
Sắp xếp thời gian biểu hợp lý
Đây chính là bước quyết định xem bạn có đang đi đúng hướng mục tiêu của mình không. Khi đã xác định được mục tiêu trường, ngành, số điểm của từng môn mình cần đạt thì bạn cần có sự sắp xếp thời gian ôn luyện hợp lý cho từng môn, từng chuyên đề. Tránh trường hợp quá tập trung vào một môn như vậy sẽ xảy ra tình trạng lệch điểm hoặc sắp đến ngày thi mới ôn các môn còn lại.
Phân thời gian học rõ ràng cho từng môn, từng chuyên đề. Đối với các môn bạn còn thiếu sự chắc chắn thì hãy bỏ thời gian cho nó hơn một chút (không phải toàn thời gian). Đi từng chuyên đề, phân chia thời gian cho từng chuyên đề, không nên học dàn trải thiếu logic, đang học kiến thức này, bỏ dở nhảy sang học cái khác. Điều này khiến kiến thức bạn vừa học bị bỏ dở và khi nhớ lại sẽ không nhớ được chính xác.
Ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách
Nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ là điều rất cần thiết cho thời gian ôn luyện. Vì nếu không có thời gian nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng thì bạn sẽ không có sức để chạy về đích. Một lời khuyên cho chúng ta cứ học 45 phút bạn nên dành thời gian nghỉ 5 – 10 phút. Vì sau một khoảng thời gian hoạt động não bộ cũng cần được nghỉ ngơi thư giãn để sau đó hoạt động hiệu quả hơn, ghi nhớ lâu hơn. Đừng để bản thân trở nên mệt mỏi vì học tập quá nhiều, như vậy không những khiến việc học tập của bạn trở nên không hiệu quả mà không tốt cho sức khỏe của bạn.
Nếu như thời gian biểu của bạn bị đảo lộn bằng việc thức khuya, hoặc ăn uống không đủ chất thì bạn sẽ không có sức để ghi nhớ và thực hiện mục tiêu lớn của mình đâu nha. Cách ôn thi đại học hiệu quả đó là phải đảm bảo có đủ sức khỏe để học. Tránh xa các thiết bị công nghệ khi giải lao, hãy để cơ thể bạn được thư giãn nhất. Tất cả những sở thích và thói quen không tốt cho sức khỏe bạn nên dừng lại để tập trung cho giai đoạn quan trọng là ôn thi.
Hy vọng với những gợi ý hữu ích này, sẽ giúp các bạn ôn thi đại học một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!
***Xem thêm:
Nên chọn hình thức luyện thi Đại học nào là tốt nhất