Trong bài hôm trước cách ôn thi THPT Quốc gia khối A hiệu quả Phần 1, chúng tôi đã chia sẻ về một số bí kíp ôn thi chung cho các môn thi khối A. Trong phần 2 này, chúng tôi sẽ chia sẻ tiếp về lộ trình ôn thi đối với từng môn thi khối A, mời các bạn cùng theo dõi.
Mục lục
1. Đối với môn thi Toán
Môn Toán được cho là môn thi khó nhất trong 3 môn thuộc khối A. Do đó, các bạn học sinh cần phải có phương pháp học đúng thì mới đạt được hiệu quả cao.
Trước tiên, các bạn hãy tìm bộ đề thi môn toán tốt nghiệp THPT của những năm trước đó để làm thử. Mỗi ngày các bạn có thể làm từ 1-2 đề thi môn toán. Thông qua việc làm đề thi, các bạn sẽ biết được cấu trúc đề thi môn toán tốt nghiệp THPT như thế nào và sẽ quen dần với các dạng câu hỏi cũng như dạng bài tập trong đề thi. Ngoài ra, khi làm đề thi các bạn sẽ ôn tập lại kiến thức luôn, từ đó, nâng cao thêm kiến thức cho bản thân mình.
Sau khi các bạn làm xong đề thi toán thì đừng quên so sánh với đáp án và liệt kê ra những vấn đề mình đang gặp phải, những dạng bài mình còn làm sai để ôn tập lại. Hãy ôn tập nhuần nhuyễn và làm đi làm lại các dạng bài đó đến khi thành thạo.
Đối với những câu hỏi quá khó thì bạn hãy dành thời gian nghiên cứu đáp án xem phương pháp giải bài toán đó là gì rồi luyện tập làm tương tự cho lần sau.
2. Đối với môn thi Hóa học
Hóa là môn thi có nhiều câu hỏi mang xu hướng đánh lừa thí sinh, vì thế, khi ôn tập môn thi này, các bạn cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản ngay trên lớp học. Các bạn nên tìm hiểu kĩ và hiểu rõ về các phương trình và phản ứng hóa học.
Môn Hóa thường có 2 dạng câu hỏi là lý thuyết và bài tập.
Đối với lý thuyết thì thường là câu hỏi liên quan đến viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học. Để làm tốt được dạng câu hỏi này thì bạn cần ôn tập và làm thường xuyên đến khi chỉ cần nhìn vào phương trình là bạn biết ngay được hệ số của từng chất. Như thế thì khi làm bài thi, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Đối với bài tập thì bạn hãy học cách lập, giải hệ phương trình, tính toán, vận dụng các định lý bảo toàn khối lượng, electron, bào toàn nguyên tố. Ngoài ra, bạn hãy học các công thức tính nhanh để có thể giải nhanh các bài tập hóa học.
3. Đối với môn thi Vật lý
Riêng ôn thi tốt nghiệp THPT môn vật lý thì bạn cần phải nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng chứ không nên học vẹt, sẽ dễ bị nhầm lẫn. Khối lượng kiến thức của môn vật lý ngày càng nhiều nên các bạn cần làm quen với mọi dạng bài toán vật lý, mọi dạng câu hỏi để khi làm bài thi sẽ không bỡ ngỡ. Đặc biệt, các bạn nên tìm các phương pháp tính toán nhanh, mẹo làm bài thi hiệu quả để tiết kiệm được thời gian làm bài.
3 môn thi thuộc khối A ở trên có sự liên kết với nhau rất chặt chẽ, vậy nên, khi phân bố thời gian cho 3 môn thi này bạn cần phải sắp xếp cho đồng đều. Các bạn nên dùng phương pháp học qua sơ đồ tư duy toán 12, lý, hóa để nâng cao hiệu quả ôn tập, ghi nhớ kiến thức nhanh và lâu hơn.
Trên đây là những cách ôn thi khối A dành cho các bạn học sinh cuối cấp. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ ôn luyện thật tốt và thi tốt nghiệp đạt kết quả cao.