Cùng tham khảo các kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà Onthidgnl chia sẻ dưới đây. Trong ngôn ngữ, câu được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau dựa trên mục đích giao tiếp của người nói. Việc hiểu rõ các kiểu câu này không chỉ giúp chúng ta nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ mà còn giúp cải thiện khả năng giao tiếp hàng ngày. Cùng tham khảo nhé
Mục lục
Câu hỏi (câu nghi vấn)
Câu hỏi (nghi vấn) về thực chất là một dạng câu với mục đích là hỏi để được giải đáp những điều mình chưa biết, đang thắc mắc hoặc nghi vấn để tìm ra lời giải đáp, câu trả lời.
Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn là sự xuất hiện của các từ để hỏi, các từ để hỏi thường xuất hiện kèm là các từ như: sao vậy, như thế nào, rồi, hả, sao, sao rồi,bao nhiêu, bấy nhiêu..
Ví dụ:
Bạn đã làm bài tập này trong bao nhiêu lâu?
Tại sao bạn lại kết luận vấn đề theo chiều hướng như vậy?
Bài tập này làm như thế nào?
Câu khiến (câu cầu khiến)
Câu khiến được sử dụng để trình bày yêu cầu, đề nghị, mong muốn hoặc khuyên nhủ từ người nói hoặc người viết đến người đọc hoặc người nghe. Thông thường, cuối câu khiến thường có dấu chấm than (!) để chỉ định sự kết thúc của một ý hay hành động.
Chức năng của câu khiến
Câu cầu khiến với chức năng ra lệnh: Đây là loại câu khiến sử dụng để đưa ra lệnh hoặc yêu cầu người nghe hoặc đọc thực hiện một hành động cụ thể. Ví dụ: “Cả lớp xếp hàng!”
Câu cầu khiến với chức năng khuyên nhủ: Loại câu khiến này thường được sử dụng để khuyên hoặc nhắc nhở người nghe hoặc đọc về một hành động tốt.
Ví dụ: “Hãy đi ngủ đúng giờ.”
– Câu cầu khiến với chức năng đề nghị: Câu cầu khiến này được sử dụng để đề xuất hoặc mời người nghe hoặc đọc thực hiện một hành động cụ thể.
Ví dụ: “Chúng mình đi chơi đi.
Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến:
– Thêm từ “hãy,” “đừng,” “nên,” “phải,” hoặc các từ tương tự vào trước động từ chính trong câu.
Ví dụ: “Đừng thức khuya,” “Hãy ngủ sớm,” “Phải học bài.“
– Thêm từ “lên,” “đi,” “thôi,” “nào,” hoặc các từ tương tự vào cuối câu để làm nổi bật yêu cầu hoặc lời gợi ý.
Ví dụ: “Học bài đi,” “Nhanh lên.“
Ngoài ra, để thể hiện sắc thái mong muốn, có thể thêm các từ như “đề nghị,” “xin” “mong,” vào đầu câu.
Ví dụ: “Đề nghị anh tấp xe vào lề,” “Xin cậu đấy giúp tớ đi mà.” Điều này giúp làm rõ ý nghĩa và tình cảm đằng sau câu khiến.
Câu cảm (Câu cảm thán)
Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của con người như vui vẻ, buồn bã, phấn khích, ngạc nhiên hoặc sợ hãi…. Khi nói hoặc bắt gặp một sự việc hoặc một hiện tượng nào đó đang nhắc đến.
Dấu hiệu nhận biết câu cảm
– Về mặt hình thức từ cảm thán gồm có đặc điểm sau:
Ví dụ:
+ Từ ngữ cảm thán: ôi, á, trời ơi, hỡi ơi, than ôi, chà, ôi chào, quả lắm, thật, hỡi ôi,…
+ Dấu câu: dấu kết thúc câu thường là dấu chấm than (!)
Trời ơi! Anh ta đã đi rồi.
– Ôi chao! Cậu làm tớ bất ngờ quá!
Câu kể (câu trần thuật)
Câu kể (câu trần thuật) đây là câu nhằm mục đích kể, tả lại hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Đồng thời câu kể còn được dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Kết thúc một câu kể phải có một dấu chấm.
Một câu kể chuẩn sẽ có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Các loại câu kể
Dựa vào cấu trúc của câu kể, người ta chia câu kể thành 3 loại, đó là: Câu kể Ai là gì, câu kể Ai làm gì và câu kể Ai thế nào.
Câu kể Ai là gì?
Ví dụ:
-Em gái tôi là một cô bé rất đáng yêu.
– Tôi là con út trong gia đình.
Câu kể Ai làm gì?
Ví dụ:
– Chị gái em đang nấu cơm dưới bếp, mẹ em đi chợ, còn bố em đi đón ông bà lên thăm.
– Những chú chim bay lượn trên bầu trời.
Câu kể Ai thế nào?
Ví dụ:
– Bạn Nam là một người rất siêng năng.
– Trời hôm nay nhiều mây.
– Càng lên trên cao, nhiệt độ không khí càng giảm xuống.
Thực hành
Hướng dẫn trả lời
Câu 1 (trang 93).
Xác định kiểu câu của các câu sau và cho biết căn cứ giúp em xác định như vậy:
Khó tìm đâu ra một vùng đồng bằng nào trên thế giới mà chỉ trong vòng 100 ngày, người dân ở đây có thể sản xuất ra một lượng lúa đến 7 – 8 triệu
tán.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
Gợi ý:
– Kiểu câu: câu cảm
– Căn cứ xác định: dựa vào nội dung biểu đạt
Để có hơn 400 phút phim sống động đến từng giây, nhà sản xuất A-lót-xtơ Phơ-dơ-ghẹo và nhóm làm phim lên tới 60 người đã bỏ tới 4 năm để quay tại hơn 50 quốc gai với công nghệ quay phim hiện đại nhất.
(Lâm Lê, Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”
Gợi ý.
– Kiểu câu: câu kể
– Căn cứ xác định: câu thể hiện chức năng kể thông báo về sự công phu của đoàn làm phim khi thực hiện loạt phim Hành tinh của chúng ta.
Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng?
Gợi ý.
– Kiểu câu: câu hỏi
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
Căn cứ xác định: có các dấu hiệu điển hình về nội dung và đặc điểm ngữ pháp của kiểu câu hỏi.
Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-ét-tơn)
Gợi ý.
– Kiểu câu: câu khiến
– Căn cứ xác định: có sự xuất hiện của cụm từ “ngài phải bảo” thể hiện rõ
ý yêu cầu mệnh lệnh
Câu 2 (trang 93). Xác định kiểu câu của từng câu sau và cho biết: Tại sao cùng có chung một số dấu hiệu hình thức mà hai câu có thể được xếp vào hai kiểu khác biệt?
Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ?
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-ton)
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
Gợi ý.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
Điểm chung: câu a và câu b đều có mặt các từ ngữ có tính đặc thù của kiểu câu hỏi: cái gì, tại sao.
Xác định kiểu câu của từng câu:
+ Câu a: câu hỏi
Căn cứ để xác định: có hai dấu hiệu đặc trưng của câu hỏi, ngoài cụm từ cái gì còn có dấu chấm hỏi (?) kết thúc và nội dung cũng chứa đựng một nghi vẫn chưa thể giải đáp.
+ Câu b: câu cảm
Căn cứ để xác định: Tuy có cụm từ tại sao nhưng nội dung lại thể hiện thái độ bất bình chứ không phải nêu một nghi vấn cần giải đáp.
Câu 3 (trang 94). Tìm trong các văn bản đọc ở Ngữ văn 8, tập hai những ví dụ về hiện tượng: người nói hay người viết đã thể hiện mục đích của kiểu câu này bằng hình thức mang tính điển hình của một kiểu câu khác.
Ví dụ, Xe đêm (Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki)
Về hiện tượng người nói hay người viết đã thể hiện mục đích của kiểu câu này bằng hình thức mang tính điển hình của một kiểu câu khác.
– Câu hỏi có hình thức của câu trần thuật:
“Thưa ông, bây giờ chúng em muốn biết ông là người như thế nào”.
– Câu trần thuật có hình thức của câu hỏi:
“Kể chuyện gì cho bà nghe nhỉ? “
Tải tài liệu ôn thi môn ngữ Văn THPTQG
Với nội dung Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà Onthidgnl chia sẻ ở trên. Hy vọng sẽ giúp các em có sự chuẩn bị tốt để ôn thi THCS, ôn thi THPTQG môn ngữ văn sắp tới. Chúc các bạn đạt kết quả cao cho kỳ thi tuyển sinh nhé.
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom