Hãy cùng khám phá một chủ đề thú vị và đầy ý nghĩa: “Âm nhạc dân tộc, ‘ngôn ngữ’ không bao giờ chết”. Đây là một câu nói sâu sắc mà Onthidgnl đã chia sẻ, mở ra cho chúng ta một thế giới đầy sắc màu của văn hóa và tâm hồn dân tộc. Âm nhạc dân tộc không chỉ đơn thuần là những giai điệu, mà còn là tiếng lòng, là tâm tư và lịch sử của một dân tộc. Mỗi âm thanh vang lên đều chứa đựng những câu chuyện, những cảm xúc mà người nghe có thể cảm nhận sâu sắc. Chính vì vậy, âm nhạc dân tộc là một “ngôn ngữ” độc đáo, không bao giờ phai nhạt, mà ngày càng được gìn giữ và phát triển. Hãy tham khảo bài văn mẫu dưới đây để trau dồi kỹ năng viết của bạn, từ đó có thể thể hiện quan điểm và cảm xúc của bản thân về âm nhạc dân tộc một cách sinh động và cuốn hút nhất. Chắc chắn rằng, khi bạn hiểu rõ về giá trị của âm nhạc dân tộc, bạn sẽ thấy được cái đẹp mà nó mang lại cho cuộc sống của chúng ta.
Nghị luận xã hội về câu nói “Âm nhạc dân tộc, “ngôn ngữ” không bao giờ chết”
Dường như muôn vật sinh ra đều được ấn định cho mỗi số phận riêng, song với sự đổi thay của thời gian lẫn thời cuộc, việc được hình thành và sau đó biến mất cũng là thông lệ chung và là lẽ tất yếu. Tuy nhiên, đi ngược lại với quy tắc bất định ấy, ta tìm thấy một loại hình âm nhạc rắn rỏi, trơ trọi trước bao nhát bào của dòng thời gian chảy xuôi. Để khẳng định chắc chắn về sự bất diệt của thức nhạc này, ta phải kể đến câu nói : “Âm nhạc dân tộc, “ngôn ngữ” không bao giờ chết.” Vậy nhận định : “Âm nhạc dân tộc, “ngôn ngữ” không bao giờ chết.”, có thể được lý giải như thế nào ? Quả thực, âm nhạc là một hình thức nghệ thuật giải trí, chuyển giao cảm xúc lẫn cảm hứng đến người nghe một cách đầy ấn tượng và nhẹ nhàng nhất. Nhưng có lẽ, âm nhạc dân tộc không chỉ dừng lại ở ngưỡng ấy, mà hơn cả, loại nhạc như vậy còn thuộc về một đại dân tộc lớn, với vị trí vô cùng lớn lao , câu nói trên nhằm so sánh báu vật mang tầm quốc gia ấy như một thể “ngôn ngữ”, một thể ngôn ngữ mãi mãi tồn tại và không thể bị hủy diệt đến tường tận. Quả thực, nếu chỉ bàn về những bài hát vang danh, hầu như khán giả chỉ chiêm nghiệm lại chúng như những kỉ niệm của thời thế, để rồi, thế hệ mới lên ngôi, xu hướng chồng chất xu hướng và cuối cùng bản nhạc dù huyền thoại đến mấy cũng dần trôi vào miền quên lãng, khép lại hành trình tung hoành cùng danh tiếng ngút ngàn. Đi ngược với phong trào ấy, âm nhạc dân tộc dường như chẳng hề cũ kỹ hay ngày càng nhạt nhòa, loại hình âm nhạc này gắn bó với biết bao lớp người, gắn bó mật thiết với dân tộc mà nó tượng trưng cho. Đó có thể là những lời ca dân gian sáng tác tự bao giờ , đó cũng có thể là những giai điệu truyền thống đi đôi cùng lịch sử nước nhà, tất thảy như đã ăn sâu vào cái chất của một vùng miền lớn lao. Với sự thấm nhuần như vậy, từ thời tổ tông đến đời của cháu chắt, âm nhạc dân tộc cư nhiên được truyền đều tay như thức quà để trân và quý, để rồi dù ở độ tuổi nào hay ở trong hình thù cuộc sống ra sao,
những bản nhạc của dân tộc cứ âm hưởng mãi những nốt ngân quen thuộc, nhớ đến nó, con người ta như nhớ về cội nguồn, chính nét đặc biệt ấy khiến thứ âm nhạc này không thể tách khỏi “người thuộc về dân tộc”, mà còn được mang theo như hành trang trong tâm tưởng. Không chỉ là giai điệu để ngân nga, âm nhạc với tính dân tộc còn là một dạng ngôn ngữ khó lòng quên lãng. Sở dĩ, một bản nhạc vinh dự được đặt cách gắn liền với dân tộc nước nhà thường chứa đựng những nét đặc trưng riêng chỉ thuộc về dân tộc ấy. Đó có thể là một cuốn cẩm nang thu gọn ghi chép bản sắc của vùng miền, đó cũng có thể là bức tranh tô đậm truyền thống riêng biệt của miền đất và con người khai sinh ra nó. Nhờ tính chi tiết và đầy đủ ấy, kèm theo thức nhạc có vần lẫn nhịp, những gì đặc trưng của dân tộc như được miêu tả rõ nét, phác họa bằng lời hát và giai điệu, cộng gộp những tính chất trên, ta hiểu được rằng, âm nhạc dân tộc không đơn thuần là loại hình nghệ thuật để giải trí, tầm vóc này xứng đáng là một “ngôn ngữ” có tính hội thoại cao, truyền đạt cái giàu cái đẹp của ý nghĩa dân tộc. Từ đó, trở thành khuôn mặt đại diện cho cộng đồng chung rộng lớn, là bản tráng ca dõng dạc nêu lên vẹn toàn một nền văn hóa dày dặn của từng thế hệ bao đời, bản nhạc cao quý ấy không kén người thưởng nó cũng không chê người họa nó, vì vậy, nó được phổ cập và lưu lại rất lâu đến mãi về sau, được phát triển trên nền cộng đồng chung, được len lỏi qua những nơi đất nhỏ, để rồi lan tỏa cái đẹp của dân tộc được bay cao và đi xa, thấm nhuần vào cái chất của mỗi người như phần da phần thịt. Cũng là một trong những quốc gia còn tồn đọng hương sắc của màu nhạc dân tộc, cộng động người Việt từ già đến trẻ đều gìn giữ nét văn hóa dân gian của loại hình âm nhạc: chèo và tuồng. Tuy luôn bị gắn mác hết thời hay không cần thiết bởi những tay báo lá cải, song, chèo lẫn tuồng đều vẫn vững mình một vị thế khó thể lay chuyển, không chỉ trong lòng người hâm mộ nói riêng mà còn trong trái tim của cả đại dân tộc Việt Nam nói chung. Người trẻ có thể không giỏi chèo, hay thậm chí cả tuồng, nhưng vắng tiếng hát của người nghệ sĩ lỗi lạc trên tivi nhà mỗi năm xuân về là như vắng cả cái tết. Ngoài ra, sự lưu truyền văn hóa dân tộc đầy mạnh mẽ của chèo và tuồng còn dạy con trẻ bao ý hay lời đẹp, chắp thêm những mảnh ghép lịch sử chưa hoàn thiện đầy đủ, hầu hết có thể từng bị bỏ quên sau mỗi giờ lên lớp. Và cứ như vậy, việc loại hình âm nhạc dân tộc tuyệt chủng là hiện tượng khó có thể xảy đến, bởi lẽ chuyến du ngoạn của nó trên diện một dân tộc sẽ không dừng, bởi lẽ chính vì đây là rương báu cất chứa hết thảy nền văn hóa có tự lâu đời, thức nhạc ấy sẽ còn được nâng niu đến tận cùng. Và chúng ta, những đứa con vinh dự thừa hưởng nét đẹp ấy, hãy hiểu rằng: trách nhiệm của ta là lưu truyền “ngôn ngữ” thứ hai của dân tộc theo suốt bước chân ta đi, hãy để thức nhạc ấy được lớn lên mạnh mẽ, hòa cùng huyết mạch mãnh liệt của đồng bào mình.
—
PDF Nghị luận xã hội về câu nói “Âm nhạc dân tộc, “ngôn ngữ” không bao giờ chết”
https://drive.google.com/file/d/1yZ4w-o4WVlD2B_0IUGvkD63tk1ZpWTZq/view?usp=sharing
Hy vọng rằng bài mẫu nghị luận xã hội ở trên sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức làm bài và tự tin hơn trong môn Ngữ Văn THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Youtube: