Tây Tiến là một bài thơ tiêu biểu trong tập thơ viết về thời kỳ kháng chiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ cũng là một trong những tác phẩm trọng tâm trong kiến thức ngữ văn 12 cũng như chương trình ôn thi đại học môn văn. Một trong những điểm khiến người đọc ấn tượng ở bài thơ này đó là nhan đề rất ngắn gọn vậy Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé!
***Cảm nhận về 14 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Mục lục
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
– Tây Tiến là tên của một binh đoàn Quang Dũng từng công tác:
Trước hết xuất phát của cái tên “Tây Tiến” là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để cùng bảo vệ biên giới Việt – Lào. Lực lượng tham gia chủ yếu đó là thanh niên, học sinh, trí thức mà phần đông là thanh niên Hà Thành. Đội quân hoạt động tại vùng núi Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở. Trong những tháng ngày công tác và làm nhiệm vụ tại đây, Quang Dũng đã cùng đồng đội chiến đấu, sinh hoạt trong môi trường khắc nghiệt của chốn “rừng thiêng nước độc”. Năm 1948 Quang Dũng chuyển đơn vị công tác và đã viết lên những trải nghiệm, cảm xúc của mình qua bài thơ Tây Tiến.
– Nhan đề đầu tiên của bài thơ: “Nhớ Tây Tiến”:
Với nhan đề này Quang Dũng đã hướng người đọc đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm, đó là nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, về những người Đồng đội. Tuy nhiên, nhan đề này chưa thể hiện hết được ý nghĩa trọng tâm của tác phẩm. Bên cạnh đó, nhan đề “Nhớ Tây Tiến” xuất hiện trong giai đoạn cả nước lên đường kháng chiến thì mang tính ủy mị, đau thương làm giảm sút tinh thần chiến đấu và không thể hiện được vẻ oai hùng của đội quân Tây Tiến.
– Nhan đề Tây Tiến
Để thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của tác phẩm, Quang Dũng đã ngắn gọn lại nhan đề bài thơ là “Tây Tiến”. Hai tiếng “Tây Tiến” tạo ra âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng gợi cho độc giả hình dung về một binh đoàn anh hùng, gợi mở về không gian rộng lớn của vùng núi Tây Bắc đồng thời bước đầu dẫn dắt người đọc đến với chân dung, hình tượng kiêu hùng của những người lính Tây Tiến năm xưa.
Nhan đề “Tây Tiến” vừa có vai trò dẫn dắt người đọc đến với những nội dung, tư tưởng chủ đề của bài thơ, vừa đủ kín để khơi gợi người đọc khám phá theo những dấu chân người lính Tây Tiến để thấy được những tư tưởng, nội dung cụ thể của bài thơ ấy.
Hy vọng với phần giải thích trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bài thơ Tây Tiến cũng như giúp các bạn học sinh Học tốt văn lớp 12 và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!
***Các bạn có thể xem thêm: Tổng ôn kiến thức môn ngữ văn