“Sóng” là một bản tình ca đẹp và là một trong những bài thơ làm nên tên tuổi của Xuân Quỳnh. Đây cũng là tác phẩm trọng tâm trong hệ thống kiến thức Môn văn lớp 12. Để hiểu hơn về tác phẩm cũng như giúp các bạn học sinh ôn thi đại học môn văn một cách hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu vài nét về Xuân Quỳnh và bài thơ “sóng”.
Mục lục
1.Vài nét về Xuân Quỳnh
– Xuân Quỳnh được biết đến là một nhà thơ trẻ trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và là cây bút nữ xuất sắc và rất thành công trong các bài thơ về đề tài tình yêu.
– Tuy nhiên, Xuân Quỳnh lại không có có một gia đình trọn vẹn. Xuất thân từ gia đình công chức nhưng lại mồ côi mẹ, từ nhỏ ở với bà nội. Đây cũng là một trong những điều tạo nên niềm khát khao yêu và được yêu của cô thi sĩ trẻ.
-Là một cô gái thông minh giàu bản lĩnh nhưng cũng rất chân thành và nhân hậu.
-Chính sự không may mắn thời thơ ấu cũng những trắc trở trong tình duyên là tô luyện lên một Xuân Quỳnh đầy nghị lực và quyết tâm vượt lên để yêu và được yêu.
2. Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh
– Đọc thơ Xuân Quỳnh độc giả sẽ thấy rõ đây là nhà thơ của “niềm hạnh phúc đời thường”. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói nói lòng của người phụ nữ luôn hướng tới sự vĩnh cửu trong tình yêu, khát vọng cháy bỏng đối với một tình yêu giản dị đời thường.
-Thơ Xuân Quỳnh luôn mang một cái tôi riêng – độc đáo và giàu hình ảnh: Với ngòi bút tài hoa, Xuân Quỳnh luôn “tỏ lòng” bằng một cách kín đáo nhưng cũng rất chủ động, mãnh liệt nhưng cũng đầy nữ tính. Đó là hình ảnh, vẻ đẹp của một người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành nhưng cũng gắn liền với những cảm xúc lo âu, bất an và dự cảm bất trắc.
3. Bài thơ “Sóng”
Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh, đây cũng là tác phẩm góp phần tạo nên tiếng vang cùng danh xưng “Nữ hoàng thơ tình” của Xuân Quỳnh.
Sóng được sáng tác 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), và năm 1968 in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”.
Cảm nhận chung:
Nhan đề: Sóng
Sử dụng, lựa chọn hình ảnh trung tâm độc đáo, rất gợi hình “Sóng” . Để từ đó tạo nên một bản tình ca nói về sóng với những âm điệu và nhịp điệu của những con sóng vỗ bờ ngờ biển khơi.
Hình ảnh sóng được đặt cùng với “em” vừa có mối quan hệ song hành vừa có mối qua hệ chuyển hóa. Tác giả thật khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng hình ảnh sóng để tỏ lòng “em” và em cũng là sóng và cũng là tình yêu. Em cũng như sóng không thể biết được khơi nguồn bắt đầu mà chỉ biết là tình yêu của em vượt qua cả không gian, thời gian và trường tồn vĩnh cửu như những con sóng biển khơi, còn sóng là còn yêu.
– Vẻ đẹp của hình tượng: vừa truyền thống vừa hiện đại (vừa nhẹ nhàng nhưng cũng rất mạnh mẽ, chủ động và khao khát hạnh phúc trong tình yêu)
– Thể thơ: tự do 5 chữ rất phù hợp với việc diễn tả cảm xúc như những con sóng miên man vô hồi vô hạn, lúc trầm tư dịu dàng lúc dạt dào dữ dội.
Hy vọng phần kiến thức trên sẽ giúp các bạn nắm chắc phần kiến thức tổng quát khi đi phân tích bài thơ này. Chúc các bạn thành công cùng với môn văn trong kỳ thi sắp tới nhé!
***Bạn có thể xem thêm: