Đọc hiểu là dạng bài đầu tiên của phần thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Dạng bài này thường chiếm 3 điểm trong đề thi. Đối với dạng bài này thì không cần nhiều kiến thức mở rộng tuy nhiên thí sinh cần nắm vững và có phương pháp là bài thì hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa. Và để giúp các bạn ôn thi đại học môn văn một cách dễ hơn cũng như chinh phục phần bài đọc hiểu thì bài viết dưới đây sẽ tổng hợp kiến thức phần đọc hiểu học sinh cần nắm rõ.
Mục lục
Phần 1: Phong cách ngôn ngữ
1. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT:
Là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức trang trọng. Thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân thiết,
– Phong cách này mang 3 đặc trưng cụ thể:
+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh, nhân vật, nội dung…
+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người thể hiện qua nhiều khía cạnh.
+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng. Để từ đó thể hiện được đặc trưng của nhân vật.
2/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT:
– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương vừa cung cấp thông tin vừa thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
Phong cách này mang 3 đặc trưng cụ thể:
+ Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ
+ Tính truyền cảm: khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người đọc.
+ Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người tạo ra một phong cách riêng biệt. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói, tính cách và cách xử lý của nhân vật
3/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
– Đây là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.
Phong cách này mang 3 đặc trưng cụ thể:
– Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống.
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Câu cú rõ ràng, lập luận logic, liên kết câu chặt chẽ
– Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn,thể hiện tinh thần của người nói hay người viết.
4/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC:
– Là phong cách ngôn ngữ thường được dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học với mục đích diễn đạt chuyên môn sâu
Có 3 phương tiện diễn đạt:
– Tính khái quát, trừu tượng: sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn biểu đạt các khái niệm, tính chất cùng với kết cấu mang tính khái quát.
– Tính lí trí, logic: Câu văn mạch lạc rõ nghĩa, không sử dụng phép tu từ (tránh lỗi diễn đạt đa nghĩa hoặc tối nghĩa)
– Tính khách quan, phi cá thể: Không biểu đạt cảm xúc cá nhân, thể hiện cái nhìn khách quan thường mang tính trung hòa.
5/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ:
– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự phản ánh các vấn đề kinh tế – chính trị – xã hội trong và ngoài nước. Tồn tại ở 2 dạng: nói và viết
Có 3 đặc trưng
– Tính thông tin thời sự: Nhanh – chính xác mang tính thời sự
– Tính ngắn gọn: ngắn gọn – dễ đọc – dễ hiểu – dễ nhớ
– Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc.
6/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
– Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các VBHC.
Đặc trưng
– Tính khuôn mẫu : mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định
– Tính minh xác: rõ ràng – chi tiết và xác thực về mặt thời gian, địa điểm (không sử dụng phép tu từ)
– Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân
Phần 2: Các phương thức biểu đạt trong văn bản
1. Tự sự
Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.
- Có cốt truyện
- Có nhân vật tự sự, sự việc
- Có ngôi kể thích hợp.
- Rõ tư tưởng, chủ đề.
2. Miêu tả
Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
3. Biểu cảm
Dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về một sự vật, sự việc xung quanh. Đây là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi tính cảm của con người trước cuộc sống và cần được bộc lộ thể hiện những cảm xúc đó.
4. Thuyết minh
Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người chưa biết về nó và đang cần tìm hiểu về nó.
5. Nghị luận
Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
6. Hành chính – công vụ
Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.
Phần 3: Các thao tác lập luận
1. Thao tác lập luận giải thích
– Là thao tác cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng giúp người đọc hiểu đúng và rõ vấn đề cần giải thích. Đối với văn nghị luận thì thao tác này thường được sử dụng để người đọc có thể hiểu rõ về bản chất, tư tưởng của vấn đề nhằm nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm.
– Phương thức thực hiện thường là đặt ra hệ thống câu hỏi và trả lời để giải thích cho vấn đề.
2. Thao tác lập luận phân tích
– Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về’ nội dung, hình thức của đối tượng.
– Đây là thao tác chia nhỏ ý- nội dung của vấn đề thành nhiều phần để xem xét đánh giá một cách toàn diện cả về nội dung lẫn hình thức của vấn đề..
3. Thao tác lập luận chứng minh
– Là thao tác sử dụng những chứng cứ, dẫn chứng xác thực đã được thừa nhân để chứng tỏ đối tượng đang cần chứng minh.
4. Thao tác lập luận so sánh
– Đây là thương pháp làm sáng tỏ sự vật, hiện tượng bằng cách đặt trong mối tương quan với sự vật hiện tượng khác có những yếu tố tương đồng hay còn gọi là có tiêu chí so sánh.
5. Thao tác lập luận bình luận
-Đây là thao tác đưa ra ý kiến, cùng bàn bạc, nhận xét và đánh giá một vấn đề xác định
-Người viết sẽ trình bày rõ ràng và chân thực về vấn đề đang được bàn luận (có thể thể hiện ý kiến của một cá nhân hay đó là ý kiến của một tập thể) từ đó làm sáng tỏ, chứng minh được những ý kiến đưa ra là xác đáng, thể hiện rõ ý kiến và quan điểm của người viết.
6. Thao tác lập luận bác bỏ
– Đây là phương pháp dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,… từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe
Có 10 biện pháp tu từ thường gặp mà học sinh cần chú ý:
1. Biện pháp tu từ so sánh
“So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó.” Nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt, giúp người đọc dễ liên tưởng.
– Phân loại:
+Theo mức độ: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng:
+Phép so sánh không ngang bằng:
+Theo đối tượng:
2. Biện pháp tu từ nhân hóa
“Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người”. Thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm của con người, khiến sự vật,con vật trở nên gần gũi, có hồn.
3. Biện pháp tu từ ẩn dụ
Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác, mà giữa chúng có nét tương đồng với nhau. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho chủ thể được nhắc đến trong câu.
– Phân loại:
+Ẩn dụ hình thức: Người nói hoặc người viết cố tình giấu đi một phần ý nghĩa trong câu.
+Ẩn dụ cách thức: Người nói thể hiện vấn đề bằng nhiều cách, qua đó diễn đạt được hàm ý nào đó
+Ẩn dụ phẩm chất: thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở tương đồng
+Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: từ diễn đạt tính chất, đặc điểm của sự vật được cảm nhận bằng giác quan này nhưng được dùng để miêu tả cảm nhận trên giác quan khác
4. Biện pháp tu từ hoán dụ
Hoán dụ là nghệ thuật tu từ dùng cách gọi tên sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Mục đích làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong sự diễn đạt.
– Phân loại:
+Lấy bộ phận chỉ toàn thể
+Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
+Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
+Lấy cái cụ thể gọi tên cái trừu tượng
5. Biện pháp tu từ đảo ngữ
“Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu văn”. Dùng để nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc và người nghe.
6. Biện pháp tu từ liệt kê
“Liệt kê là được hiểu là cách sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau. Qua đó diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe”. Dùng để diễn tả cụ thể, toàn diện, đầy đủ hoặc để nhấn mạnh nội dung
7. Các biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh, nói quá
– “Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; hoặc thô tục, thiếu lịch sự”.
– “Nói quá là phép tu từ dùng cách phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Qua đó nhấn mạnh, gây ấn tượng, làm tăng sức biểu cảm cho câu”.
8. Biện pháp tu từ điệp ngữ
Điệp ngữ hay lặp từ là BPTT dùng cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hoặc cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt, nhằm nhấn mạnh nội dung và tạo nhịp điệu cho câu văn.
9. Biện pháp tu từ chơi chữ
“Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của tiếng Việt để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
10. Sử dụng câu hỏi tu từ và dấu chấm lửng
– Sử dụng câu hỏi tu từ:
Câu hỏi tu từ là dạng câu có cú pháp như một câu hỏi nhưng lại không có mục đích yêu cầu trả lời, ngược lại để diễn tả hay nhấn mạnh ngụ ý nào đó, dùng để bộc lộ hoặc tăng cường thể hiện cảm xúc, trạng thái
– Sử dụng dấu chấm lửng:
Dấu chấm lửng hay còn gọi là dấu ba chấm, được dùng để biểu thị rằng người viết chưa diễn đạt hết ý. Tạo điểm nhấn hoặc gợi sự lắng đọng của cảm xúc cao khi diễn đạt
Hy vọng phần tổng hợp trên sẽ giúp các bạn Học tốt văn lớp 12 và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!
Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Các dạng đề nghị luận văn học thường gặp