• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

Ôn thi ĐGNL

Website chia sẻ tài liệu luyện thi miễn phí

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ôn thi đại học
    • Ôn thi Đánh giá năng lực
    • Ôn thi tốt nghiệp THPT
    • Ôn thi đánh giá tư duy
    • Tài liệu mới Update
    • Tài liệu kiến thức
  • Kiến thức
    • Toán
    • Vật Lý
    • Hóa Học
    • Ngữ Văn
    • Tiếng Anh
    • Sinh Học
  • kho tài lệu free
  • Tin tức học đường
  • Liên hệ
You are here: Home / Ngữ Văn / Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1 / Soạn bài Nói và nghe So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn bài Nói và nghe So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

Tác giả Tùng Teng posted 13/06/2024

Hãy cùng nhau khám phá nội dung thú vị của phần “Nói và Nghe” trong chương trình So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ thuộc sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo tập 1! Đây không chỉ là cơ hội để các em nắm vững kiến thức, mà còn là dịp để tận hưởng vẻ đẹp của ngôn từ và cảm xúc trong thơ ca. Hãy chuẩn bị tinh thần để học tập thật hiệu quả và sáng tạo, để mỗi bài học đều trở thành một hành trình khám phá đầy thú vị nhé!

Soạn bài Nói và nghe So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa tìm kiếm + Onthidgnl.com". Lưu ý! Kéo xuống cuối trang để tải File PDF (nếu có) nhé!

Đề bài Thực hành trang 26 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề Những sắc điệu phong phú của thi ca. Bạn hãy chuẩn bị bài trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ để tham gia buổi tọa đàm.

 

Bài nói tham khảo

Chào thầy/cô cùng toàn thể các bạn. Tôi tên Nguyễn Văn A. Sau đây tôi xin được trình bày bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ: Sóng – Xuân Quỳnh và Việt Bắc – Tố Hữu

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ít nhất một niềm thương, nỗi nhớ. Niềm thương, nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ta tạo nên những rung động mãnh liệt trong cảm xúc. Với các thi nhân, cảm xúc lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các nhà thơ làm nên những thi phẩm say đắm lòng người. Tiếng nói từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Đoạn thơ:

“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.”

trích trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu và đoạn thơ:

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương.”

trích trong bài thơ “Sóng“ của Xuân Quỳnh là những vần thơ dạt dào cảm xúc như thế.

Nhà thơ Tố Hữu và nhà thơ Xuân Quỳnh là hai nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại được nhiều bạn yêu thơ mến mộ. Nếu nhà thơ Tố Hữu là cánh chim đầu đàn, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam thì Xuân Quỳnh được mệnh danh là nữ hoàng của thơ tình.

Mỗi tác giả đã tạo ra thơ của mình với mỗi vẻ đẹp riêng. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình, chính trị; mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu mang giọng điệu ngọt ngào, tâm tình tha thiết, giọng của tình thương mến; đậm đà tính dân tộc. Thơ Xuân Quỳnh lại in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết, luôn khát vọng về một hạnh phúc đời thường.

Bài thơ “Việt Bắc” viết về cách mạng, còn bài thơ “Sóng” hướng tới đề tài tình yêu lứa đôi.

Tháng 10/1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tình lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc” in trong tập thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc là lời người ra đi đáp lại người ở lại.

Bốn câu thơ giống như một lời thề nguyền, lời khẳng định gắn bó thủy chung trước sau như một mà những cán bộ cách mạng miền xuôi muốn gửi tới đồng bào Việt Bắc. Lời thơ óng ả, dịu dàng, tình tứ và lối xưng hô thân mật, ngọt ngào của ca dao, dân ca “mình – ta” được sử dụng một cách linh hoạt. Nỗi nhớ của người cách mạng về quê hương Việt Bắc giống như nỗi nhớ của những đôi lứa yêu nhau. Sự sắp xếp từ liền đôi, quấn quýt không muốn rời xa của “ta” và “mình”, vừa khéo léo khẳng định tấm lòng của “ta” cũng như “mình”. Tình cảm của người về với Việt Bắc là thứ tình cảm thắm thiết, mặn mà, gắn chặt trong tim, ghim chặt trong lòng. Tình cảm ấy còn được khẳng định bằng một hình ảnh thơ so sánh “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Trong tiềm thức của người Việt Nam nước trong nguồn là dòng nước không bao giờ vơi cạn, chảy bất tận. Ý thơ trở nên sâu sắc hơn khi tác giả sử dụng cặp từ so sánh tăng tiến “bao nhiêu,… bấy nhiêu”. Đó là sự so sánh giữa một cái vô tận với một cái bất tận.

Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968). Bài thơ được viết khi Xuân Quỳnh còn trẻ khoảng 25 tuổi nhưng đã trải qua không ít những thăng trầm, đổ vỡ trong tình yêu.

Ở khổ thơ trên “Sóng” được khám phá theo chiều rộng của không gian ở hai miền “xuôi”, “ngược”. Sóng dù xuôi về hướng Bắc, dù ngược về phương Nam thì cuối cùng vẫn hướng về bờ:

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương.”

Thông thường người ta hay nói xuôi Nam, ngược Bắc nhưng ở đây Xuân Quỳnh lại nói xuôi Bắc, ngược Nam, dường như cái logic của lí trí thông thường đã bị lu mờ, chỉ còn lại hai miền xuôi ngược để trăn trở tìm nhau, để khao khát bên nhau. Cách nói ấy cũng khiến người đọc hình dung về những gian nan, cách trở mà trái tim yêu phải vượt qua.

Con “sóng” kia muôn đời thao thức để khắc khoải xuôi ngược tìm bờ thì em cũng chỉ duy nhất hướng về “phương anh”. Đây là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh khi đưa khái niệm không gian để nói về mức độ thủy chung, bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc là của vũ trụ này, chỉ có duy nhất nơi anh là phương trời của em. Giữa cuộc đời rộng lớn, thơ anh vẫn mới là bến bờ hạnh phúc, là nơi duy nhất em tìm về. Ý thơ bộc bạch rất thật, sáng lên vẻ đẹp của tình yêu chung thủy. Hóa ra ở trung tâm nỗi nhớ là anh nên dẫu có đi về phương nào thì em cũng hướng về phương anh. Câu thơ giống như một lời nguyện thề thủy chung, da diết, đằm thắm.

Nếu ở khổ 5 nhân vật trữ tình bộc bạch “lòng em nhớ đến anh” thì ở đây cảm xúc đã dâng lên một bậc “Nơi nào em cũng nghĩ”. “Nghĩ” có cả yêu thương, mong nhớ, có cả phấp phỏng lo âu, hờn ghen, giận dỗi. Anh trở thành ý nghĩ thường xuyên, thường trực trong lòng, canh cánh trong lòng. “Nhớ” là tình cảm, cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên thì “nghĩ” là sự suy tư, chín chắn, sâu sắc. Người con gái khẳng định sự duy nhất, tuyệt đối gắn bó thủy chung trong tình yêu.

Khổ thơ cho ta thấy tình yêu của người phụ nữ, sự thủy chung son sắt duy nhất. Nhân vật trữ tình đã trực tiếp thể hiện cảm xúc của mình. Khẳng định tình yêu thủy chung cũng là khao khát, là khát vọng người yêu thương phải xứng đáng với mình.

Cả hai đoạn thơ đều là những rung động, những xúc cảm nhớ thương của một tình yêu con người, đất nước trong lòng người bởi một tình cảm đẹp, sự thủy chung son sắt không đổi thay. Trên phương diện nghệ thuật, cả hai đoạn thơ đều là những ngôn từ giản dị nhưng lại giàu giá trị nghệ thuật. Giọng thơ trữ tình tha thiết nhưng cũng khẳng định mạnh mẽ, chắc chắn, đinh ninh như một lời thề.

Tình cảm trong đoạn thơ Việt Bắc là tình cảm lớn lao, tình cảm cách mạng, tình cảm chính trị. Nỗi nhớ ấy gắn liền với cuộc chia ly của người cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng chiến để trở về thủ đô. Chủ thể của nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ niệm với quê hương Việt Bắc, đồng bào Việt Bắc ân tình đùm bọc, cưu mang trong suốt những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến. Còn tình cảm trong “Sóng” là tình yêu đôi lứa, cảm xúc của chủ thể trữ tình “em”, một phụ nữ đang yêu vừa gián tiếp, vừa trực tiếp. “Sóng” là hóa thân mà cũng là phân thân của chủ thể trữ tình. “Sóng” là ẩn dụ để diễn tả nỗi nhớ. Sắc thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ chỉ duy nhất hướng về một nơi ở phương anh một cách chung thủy, sắt son.

Đoạn thơ “Việt Bắc” sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc. Giọng điệu ngọt ngào như một khúc trữ tình sâu lắng, da diết. Sóng – đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ thuật sóng. Thể thơ và nhịp điệu thơ đã gợi hình hài và nhịp điệu bất tận vào ra của những con sóng nỗi nhớ tình yêu. Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thể hiện chân thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt, sâu sắc.

Vẻ đẹp trong thơ Tố Hữu luôn gắn với ca dao đậm đà, còn Xuân Quỳnh thì mãnh liệt, nồng nàn. Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được đặc sắc của hai giọng điệu thơ mà cũng thấy được vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam yêu thương đằm thắm, dịu dàng mà mãnh liệt, tình nghĩa thủy chung, son sắt.

Trên đây là phần trình bày của tôi về việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ: Sóng – Xuân Quỳnh và Việt Bắc – Tố Hữu. Hi vọng nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

—

Tải soạn văn 12 bài Nói và nghe So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ sách Chân trời sáng tạo tập 1 PDF tại đây 

Chắc chắn rằng phần Soạn Văn 12 sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời cho các bạn học sinh trên con đường chinh phục môn Ngữ Văn THPT! Hãy cùng nhau khám phá và nắm vững kiến thức để không chỉ học tốt mà còn đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Hãy chuẩn bị sẵn sàng, vì thành công đang chờ đón bạn!

Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:

FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom

Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl

Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7

Có thể bạn quan tâm:

  • Soạn bài So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1
  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1
  • Soạn bài Tràng giang Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1
  • Soạn bài Ôn tập trang 28 Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

Filed Under: Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1, Ngữ Văn; Tagged With: Những sắc điệu thi ca

About Tùng Teng

Tôi là Tùng Teng. CEO thành lập website và là Chuyên gia nội dung với 12 năm kinh nghiệm và chịu trách nhiệm với những nội dung hữu ích mang lại.
Facebook: facebook.com/caca9x

Instagram: instagram.com/tungteng9x/

Pinterest: pinterest.com/tungteng9x/

Primary Sidebar

Tìm kiếm

Danh mục nổi bật

  • Nghị luận xã hội
  • Nghị luận văn học
  • Soạn Văn 12
    • Kết nối tri thức tập 1
    • Kết nối tri thức tập 2
    • Chân trời sáng tạo tập 1
    • Chân trời sáng tạo tập 2
    • Cánh Diều tập 1
    • Cánh Diều tập 2

FOLLOW CHÚNG TÔI

    FANPAGE:
    Facebook.com/onthidgnlcom

  • GROUP FACEBOOK
  • 2K7 Ôn thi ĐGNL, ĐGTD, Đại học 2025 - Chia sẻ Kho tài liệu miễn phí
  • KÊNH YOUTUBE:


Bài viết mới nhất

  • Chuyên_Đề_Nguyên_Hàm_Và_Tích_Phân_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_THPT_2025_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Một_Số_Yếu_Tố_Về_Xác_Suất_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_THPT_2025_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Hình_Học_Không_Gian_Lớp_11_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Hàm_Số_Mũ_Hàm_Số_Lôgarit_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_THPT_2025_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Cấp_Số_Cộng_Và_Cấp_Số_Nhân_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_Giải_Chi_Tiết

Footer

About Ôn thi ĐGNL

Onthidgnl.com là website chia sẻ miễn phí các kiến thức học tập, thông tin về Ôn thi THPT, đại học, luyện thi đánh giá năng lực của các trường.
Liên hệ:
Phone: 0862902394
Địa chỉ: P. Nguyễn Thị Thập, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Mail: info@onthidgnl.com

Kết nối chúng tôi

  • Amazon
  • Facebook
  • Pinterest
  • Threads
  • Twitter
  • YouTube

Chuyên mục chính

  • Kiến thức Toán Học
  • Kiến thức Vật Lý
  • Kiến thức Hóa Học
  • Kiến thức Ngữ Văn

Copyright © 2025 · Onthidgnl.com
Sitemap | Giới thiệu | Liên hệ | Chính sản bảo mật | Điều khoản và điều kiện