“Sóng” là một bản tình ca đẹp ca ngợi tình yêu của người thiếu nữ. Đây cũng là tác phẩm nằm trong hệ thống kiến thức Ngữ văn 12 cũng như ôn thi đại học môn văn. Một trong những nội dung trọng tâm khi phân tích tác phẩm đó là phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ “sóng”.
Sau khi đọc và phân tích đề chúng ta có thể xác định đây là một bài văn phân tích bài thơ với phạm vi phân tích đó là bài thơ “sóng” (Ngữ văn lớp 12). Từ những kiến thức đã học, các bạn học sinh có thể phân chia luận điểm, luận cứ theo sơ đồ tư duy như sau:
Mục lục
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ “sóng”
Từ phân tích đề và thiết lập hệ thống luận điểm, các bạn học sinh có thực hiện viết bài theo dàn ý dưới đây. Lưu ý: dàn ý chỉ mang tính chất tham khảo
Sơ đồ tư duy về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ “sóng”
Mở bài
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vào yêu cầu của đề bài
Thân bài
Khái quát chung về hình tượng “sóng”:
– Hình tượng “sóng” là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh đã xây dựng hình tượng “sóng” một cách độc đáo, sinh động và chính xác. Đó là sự hóa thân hòan hảo của nhân vật “em”. Với sự liên tưởng phong phú cùng với những nét tương đồng, qua “sóng” tác giả thể hiện, khắc họa một cách sinh động từng cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu. Với những ước muốn bình dị và khát khao về một tình yêu đẹp.
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ “sóng”
+ Đó là tiếng lòng của một người thiếu nữ trẻ luôn mang trong mình khát vọng tình yêu
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
+ Tình cũng giống như sự bí ẩn của vạn vật trong vũ trụ (ở đây là hình tượng “sóng”) mà con người luôn khao khát được khám phá và lý giải. Tuy nhiên, con người “em” vẫn không thể giải thích được quy luật của nó:
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
+ Tình yêu của “em” được bộc lộ một cách chân thực với dòng cảm xúc mãnh liệt của người con gái trẻ khi yêu: vừa nồng nàn thắm thiết nhưng cũng rất mãnh liệt và nỗi nhớ “anh” mãnh liệt vượt cả không gian và thời gian tự nhiên.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước …
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức….
+Đó là một tình yêu chung thủy không bị giới hạn về vị trí địa lý dù có ở hoàn cảnh nào đi chăng nữa :
Nơi nào em cũng nghĩ
Nghĩ về anh – một phương.
+Để từ những cảm xúc mãnh liệt đó, tác giả thể hiện niềm khao khát, mong ước có một tình yêu đẹp vĩnh hằng, một tình yêu trường tồn với không gian, thời gian và trở thành một điều tất yếu làm đẹp cho cuộc sống
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Kết luận chung: Bài thơ là tiếng lòng của người phụ nữ trẻ khi yêu. Tác giả đã khắc họa tâm hồn của nhân vật “em” một cách tài tình và giàu xúc cảm. Đó là một người con gái chân thành, hết mình và chủ động trong tình yêu: vừa nồng nàn mãnh liệt nhưng cũng rất thủy chung và cao thượng. Một tình yêu trong sáng không vụ lợi. Đây cũng là nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam ta
* Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ “sóng”
Không chỉ thành công về việc truyền tải nội dung đến người đọc, Xuân Quỳnh còn rất tài hoa trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật một cách tài tình, tự nhiên nhưng gây ấn tượng sâu sắc.
– Với hình ảnh ẩn dụ, mượn hình ảnh sóng để thể hiện cảm xúc, tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu một cánh giàu hình ảnh và sinh động
– Với thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu khiến người đọc như cảm nhận được từng nhịp sóng vỗ ngoài biển khơi
– Ngôn từ giản dị nhưng rất giàu tính gợi cảm
Kết bài:
– Sóng là một tình khúc đẹp trong kho tàng thơ ca hiện đại Việt Nam ca ngợi về tình yêu đẹp
– Khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ (Việt Nam) khi yêu.
-Thể hiện thành công tâm ý của tác giả muốn truyền tải tới người đọc.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn ôn thi đại học môn văn một cách hiệu quả. Chúc các bạn có một Kỳ thi THPT Quốc gia thành công!
***Bạn có thể tham khảo: