Vợ nhặt là tác phẩm trọng tâm, hay xuất hiện trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Để giúp các bạn hệ thống lại kiến thức để học tốt môn ngữ văn lớp 12 cũng như đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, trong một bộ đề thi học kỳ hay đề thi tốt nghiệp THPT đặc biệt trọng tâm vào việc phân tích nhân vật Tràng của tác phẩm. Hãy cùng tìm hiểu!
Mục lục
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRÀNG TRONG TÁC PHẨM VỢ NHẶT – KIM LÂN
Mở bài
Kim Lân là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học hiện thực tại Việt Nam. Các tác phẩm của ông hướng tới những người nông dân chân chất, mộc mạc, những mảnh đời bất hạnh tại làng quê Việt Nam nhưng vẫn tràn đầy sự lạc quan, yêu đời và niềm tin về tương lại.
Tác phẩm “Vợ nhặt” lấy bối cảnh tại một xóm ngụ cư xác xơ tiêu điều trong nạn đói năm 1945. Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Tràng đầy chân chất, lạc quan yêu đời trong cuộc sống bần cùng, đói khổ.
Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt – tác giả Kim Lân
Thân bài
Tràng sinh sống trong một xóm ngụ cư nghèo khổ, cha mất sớm, mẹ đã cao tuổi, nhà cửa xác xơ tiêu điều, bị khinh thường, cuộc sống vô cùng bấp bênh,…
Bản thân Tràng lại là người thô kệch, xấu xí, vụng về, “hắn bước ngật ngưỡng”, “hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của bắn lúc nào cũng nhấp nhính những ý nghĩ thú vị…”. -> với hoàn cảnh gia đình và ngoại hình như vậy, nguy cơ ế vợ của Tràng rất cao.
Lần đầu gặp gỡ của Tràng với người vợ nhặt là trong dịp kéo xe thóc lên tỉnh. Khi ấy, Tràng hò lên vài câu trêu đùa cho bớt cảm giác mệt khi kéo xe nặng lên dốc chứ không hề có tình ý gì với thị. Vậy mà thị “cong cớn” chạy ra để đẩy cùng xe với Tràng.
Lần thứ hai gặp lại, thị chạy đến và mắng Tràng bốc phét. Nhìn mặt thị gầy hẳn đi như cái lưỡi cày, Tràng thương tình mời Thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc dù bản thân chả dư dả gì. Trong thời buổi lo từng bữa ăn cho gia đình còn khó nữa là đi mời người ngoài, nhưng tấm lòng vàng thương người của Tràng đã khiến anh có thể mời Thị ăn một bữa để Thị phải thốt lên câu “Chà ngon”.
Nhìn cô gái gầy sọp, quần áo tả tơi, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt, Tràng động lòng nửa đùa nửa thật “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.”
Cái đói khát làm Thị không còn chút e thẹn, duyên dáng nào của người con gái, thấy Tràng mở lời, Thị không ngại ngần theo Tràng về thật. Thế là Tràng có vợ. Tràng còn lo nghĩ phân vân vì thời buổi “Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng” nhưng Tràng không nỡ để Thị ở đầu đường xó chợ, dù cuộc sống khó khăn thiếu thốn thế nào nhưng vẫn không ngại ngần dang tay cứu vớt lấy mảnh đời của người còn đang thiếu thốn hơn bản thân. Vậy là Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!” dù cuộc sống phía trước còn vô vàn khó khăn.
Tràng đưa vợ về khu ngụ cư đói rách trong ánh mắt ngạc nhiên của bao người. Có người mừng vì Tràng có vợ, có người lại thương vì đưa thêm người trong cái hoàn cảnh này thì chỉ thêm khổ, đến cả bà cụ Tứ cũng chấp nhận cho hai người đến với nhau.
Sau một đêm có vợ, Tràng như trưởng thành chững chạc và trách nhiệm hơn. Nhìn cảnh mẹ chồng nàng dâu dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa ăn đón chào con dâu mới, Tràng thấy lòng mình hớn hở, khoan khoái và trách nhiệm hơn với gia đình.
Suy nghĩ của Tràng trong bữa cơm về hình ảnh đám người bị đói cướp kho thóc Nhật và lá cờ bay phấp phới như tín hiệu báo hiệu xã hội tương lai sẽ thay đổi lớn lao và kết cục sẽ tốt đẹp hơn.
Kết bài
Nếu khái quát suy nghĩ về nhân vật Tràng.
Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống trớ trêu, éo le nhưng vô cùng độc đáo, bằng ngòi bút tài tình, ông đã khắc họa tình cảnh chân thực của người dân trong nạn đói cũng như khắc họa bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của người lao động.
Trên đây là bài viết phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn củng cố và bổ sung kiến thức cho môn Ngữ Văn 12 một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đánh giá năng lực sắp tới.