Hãy cùng nhau khám phá một chủ đề thú vị và quan trọng: Bạo Lực Mạng! Dưới đây là nội dung Nghị luận xã hội mà Onthidgnl đã chia sẻ. Các bạn hãy tham khảo bài văn mẫu này để tích lũy kỹ năng và tự tin hơn trong việc viết bài nghị luận xã hội của mình nhé! Chắc chắn rằng những thông tin và ý tưởng trong bài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó thể hiện quan điểm một cách sắc sảo và thuyết phục. Hãy cùng bắt đầu hành trình tìm hiểu nào!
Mục lục
Nghị luận xã hội về Bạo Lực Mạng
Mẫu 1: Nghị luận xã hội về Bạo Lực Mạng ngắn gọn 300 chữ
Xã hội ngày càng phát triển công nghệ số đang phát triển theo hướng tiên tiến và tích cực hiện đại hơn, phù hợp nhu cầu sử dụng của con người trên khắp thế giới. Tình trạng nóng hỏi nhất hiện nay ngày tranh cãi trên các diễn đàn của mạng xã hội đó là :“bạo lực mạng”đây là vấn đề nóng hổi ngày nay của xã hội nói chung và nói riêng.
Thời đại công nghệ số 4.0, Họ đã sử dụng công nghệ công kích người khác từ xa, miệt thị, gây nhau qua mạng online và trên các diễn đàn mạng xã hội khác. Vấn đề này đang hiện diện nhưng trong thời đại số với mặt xấu này làm ảnh hưởng tới việc sử dụng công nghệ số, với tất cả nhân loại. Những hành động tiêu cực vô ý thức gây ảnh hưởng đến môi trường giao tiếp trên mạng. Những người ấy không biết vô tình hay cố ý khi comment chửi bậy, chê bai, châm chọc người khác khi người ta chia sẻ khoảnh khắc lên trang cá nhân và những nhóm cộng đồng. Những comment ấy là những hành động đáng lên án vì không có thái độ lịch sự Văn minh khi sử dụng mạng internet.Lời nói ấy sẽ tạo ra những vấn đề không đáng xảy ra, câu nói đó sẽ tạo ra những vấn đề không đáng xảy ra, sẽ tạo ra cảm xúc tiêu cực cho người chia sẻ lẫn tinh thần và cảm xúc. Các câu nói ấy có thể cướp đi sinh mạng của một người, như “ Sự ra đi đầy đau đớn có một nữ ca sỹ Hàn Quốc sulli-một hoa tuyết lê xứ Hàn, bị bắt nạt mạng xã hội, chăm chọc hết sức quá đang, có những con người miệng lưỡi không xương đã cướp đi sự sống của một cô gái trẻ”. Lời nói thiếu đi sự tôn trọng, giống như ngọn giáo vô hình năm hẳn vào trái tim người khác. Chúng ta hãy nhớ rằng trước khi làm điều gì, hay nói gì với bất cứ ai hoặc gặp vấn đề nào đó trên mạng xã hội, hãy sử dụng những ngôn ngữ lịch thiệp để bình luận bài viết của người khác hãy suy nghĩ từng câu từng chữ, từng lời nói ứng xử của mình Hãy đặt mình vào cảm nhận của người đó. Đừng vì vài ba câu nói mà làm tổn thương nhau, điều ấy thật sự không đáng. Chúng ta đều là con người như nhau hãy sống có Ý thức trách nhiệm. Họ cũng là con người nên đừng đối xử tệ với nhau, Đến với nhau bằng tình yêu thương dịu dàng, động viên nhau lúc khó khăn tuyệt vọng những lời động viên ấy tuy nhỏ nhoi nhưng cũng sẽ kéo một người từ vực thẩm lên lại. Nếu là một người sử dụng mạng xã hội Theo hướng tích cực vì mạng xã hội không xấu chỉ có người sử dụng nó sai mục đích hãy lên án, tẩy chay trào lưu xấu này, những lời nói, comment vô ý thức hoặc những hành vi xấu. Trả lại sự Công Bằng và môi trường lành mạnh cho mạng xã hội và hướng đến một môi trường tốt nhất.
Tích cực sử dụng mạng xã hội văn minh , lịch sự ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức con người.Mạng xã hội là nơi để kêt nối yêu thương chia sẻ, chúng ta hãy chung tay góp sức vì một mạng Internet không còn tiêu cực, hãy đối xử tốt với nhau bằng tình yêu thương góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.Với tiêu chí :“ tôn trọng , lành mạnh, không tiêu cực ”tuân thủ quy định của pháp luật.
Mẫu 2: Nghị luận xã hội Bạo Lực Mạng
Thomas Carlyle từng khẳng định:” Một lời bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời “.Người ta vẫn thường lên tiếng chỉ trích, phê phán mạnh mẽ những cuộc xung đột, chiến tranh phi nghĩa bởi sức tàn phá nặng nề , rõ rệt của nó lên môi trường và thân thế con người . Ấy vậy mà , trước nạn bạo lực ngôn từ, ta lại thường tặc lưỡi cho qua vì đinh ninh rằng:” lời nói gió bay” và chẳng mảy may đến những hệ lụy khôn lường của nó. Sức sát thương của bạo lực ngôn từ không hiện hữu trên xác thịt mà tựa như liều thuốc độc ngấm ngầm hủy hoại, ăn mòn tâm hồn của con người không để lại dấu vết. Lần theo vòng xoáy không ngừng của thời đại với sự phát triển ồ ạt của công nghệ thông tin, hành vi vô đạo đức ấy bị biến tướng thành vấn nạn: Bạo lực mạng.Nó đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Trước hết , bạo lực mạng là hành vi sử dụng các phương tiện truyền thông để lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm hay bịa đặt những thông tin sai sự thật về người khác để đánh lạc hướng dư luận.Vấn nạn này được thể hiện qua các việc làm như gửi tin nhắn hay bình luận xúc phạm để , vu khống, bịa đặt những thông tin sai sự thật để hạ thấp uy tín,chà đạp nhân phẩm của nạn nhân hay thực hiện những hành vi lừa đảo sai trái.Đáng nói là, đôi khi , nạn nhân còn không quen biết thủ phạm , thậm không nhận thức được mình đang là nạn nhân .Vì thế , so với hành vi bắt nạt trực tiếp , bạo lực mạng còn đáng nghi ngại hơn nhiều .
Dẫu biết rằng mạng xã hội là một không gian ảo, nó kết nối những con người vốn chẳng quen biết nhau nhưng không thể vì thế mà ta lấy đó làm lý do để bảo chữa và tiếp tay cho hành vi bạo lực mạng bởi những hậu quả nặng nề của nó. Trước hết, những lời độc đoán, cay nghiệt tựa như một con dao vô hình khoét sâu, ăn mòn sự tự tôn của nạn nhân mà chẳng để lại bất cứ một vết tích nào.Họ luôn phải vật lộn với những tổn thương tâm lí để rồi tự trói chặt mình trong bể đắng của sự tuyệt vọng, dằn vặt ,thậm chí có người đã phải tìm đến những cách giải thoát cực đoan cho mình bởi chẳng thể chống chọi lại áp lực dư luận. Không chỉ vậy, khi thực sự hiểu tìm sâu về bạo lực mạng, ta bỗng nhận ra rằng nạn nhân thực sự của vấn nạn nhức nhối này có lẽ là những kẻ chỉ dám núp sau màn hình để” cào phím”. Bởi chỉ khi để cuộc đời mình trượt dài trên nỗi thất vọng chán chường , những kẻ bất lương ấy mới tìm cách hạ nhục người khác để tự an ủi , vuốt ve cái tôi ngạo mạn của mình. Giờ đây, phần “con” dơ bẩn, bại hoại đã lấn át phần “người” lý trí, lương thiện, họ cười khà đắc chí trước sự đau khổ của người khác mà chẳng hề nhận thức được rằng lương tri của mình đang dần bị mục rữa, thối nát. Bên cạnh đó, khi con người đối xử với nhau bằng sự độc đoán, cay nghiệt, thì tình người cũng chỉ là thứ chẳng đáng một xu . Hơn thế , ta đang sống một thế giới phẳng mà ở đó mọi thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng, bạn nghĩ sao về một cộng đồng mạng vô văn hóa ? Chắc chắn, nó sẽ khiến ta tự biến mình thành cái gai trong mắt bạn bè quốc tế. Một quốc gia tỏ ra bất lực, vô vọng trước những “ trái tim lạnh và cái đầu nóng” đang hoành hành trên mạng xã hội rồi sẽ sớm suy tàn bởi dân trí thấp và nhân phẩm kém.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có thái độ ứng xử tệ nhất trên không gian mạng. Có vô số người phải tìm đến tư vấn tâm lý vì bị chịu khủng hoảng từ mạng xã hội .Kênh truyền hình toàn quốc VTV cũng đã phải lên tiếng để phơi bày mặt tối của mạng xã hội bởi vấn nạn này. Hàn quốc cũng là quốc nổi tiếng với ngành công nghiệp giải trí khắc nghiệt. Chỉ vài năm trước, truyền thông bàng hoàng đưa tin về sự ra đi đột ngột của nữ diễn viên , ca sĩ Sulli. Trước đó , cô đã phải lên tiếng cầu xin cư dân mạng dừng lại hành vi xúc phạm , bịa đặt những tin đồn thất thiệt về mình . Một cô gái mới chỉ ở độ tuổi đôi mươi đã phải tự kết liễu cuộc đời của mình vì chẳng thế cáng đáng nổi áp lực dư luận. Đó chính là những minh chứng rõ nét nhất về những hệ lụy nghiêm trọng của vấn đề này.
Thượng Đế đã ban cho loài người một trí tuệ siêu phàm và một trái tim yêu thương để lan tỏa những điều tốt đẹp cho cuộc đời thêm hương sắc. Thế nhưng , có những kẻ lại dại dột khước từ đi món quà ấy khi lợi dụng mạng xã hội để hủy hoại những con người vốn chẳng quen biết. Những”con quỷ đội lốt người “ấy cần bị lên án vì hành vi vô đạo đức của mình.
Ta vẫn thường áp đặt nạn bạo lực mạng bằng những hành động có sức ảnh hưởng nặng nề và có tầm ảnh hướng lớn, nhưng đôi khi chính những hành động tưởng chừng như vô ý , trêu đùa vu vơ cũng có thể “dìm chết” người khác.
“Vật gì sắc bén nhất thế gian này ? Đó chính là miệng lưỡi con người “ Bao nhiêu vì sao cũng chẳng thể thắp sáng sự u tối của lương tri, bao nhiêu xót xa , nước mắt cũng chẳng thể vực dậy một tâm hồn đầy vết xước,thương tổn. Tố Hữu từng tha thiết:”Còn gì trên đời đẹp hơn thế/Người với người sống để yêu nhau” ta hãy chung tay đẩy lùi nạn Bạo lực mạng, dùng trái tim để chạm đến chạm đến trái tim.
Mẫu 3: NLXH về Bạo Lực Mạng chi tiết
Trong thời đại phát triển chóng mặt của công nghệ số và xã hội, đời sống con người trở nên áp lực hơn, họ thường chọn cách giải tỏa bằng cách sử dụng ngôn từ để “”đè bẹp” một số cá nhân, tổ chức chỉ để thoả mãn cái tôi của cá nhân mình. Họ luôn cho rằng bản thân mình, hành động, việc làm và lời nói của mình là đúng đắn nhất , họ cho rằng mình có quyền chà đạp người khác hay thâm trí là người khác đáng phải nghe những lời chỉ trích xâu xa đến từ họ.Họ mang trong mình hội chứng đám đông, hùa theo số đông mà làm những việc ích kỷ xấu xa. Bạo lực mạng ngày nay còn được xem như là một thú vui, một trò chơi tiêu khiển để gây sự chú ý bởi trên không gian mạng có tới hàng trăm xa lạ khó mà có thể tìm hiểu và xem xét họ là là ai điều đó càng khiến họ trở nên xấu xa đưa ra những lời lẽ và hành động thô bạo làm tổn thương người khác.
Bạo lực mạng hay còn được gọi là “”cyberbullying” trong tiếng anh, là việc sử dụng các phương tiện điện gây hại, quấy rối hoặc đe dọa người khác trên internet. Đây là một hành vi có thể xảy ra trên mạng tin nhắn văn bản, diễn đàn, blog và nhiều nền tảng trực tuyến khác. Bạo lực mạng có thể bao gồm việc chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm, đăng hình ảnh hoặc video không phù hợp, viết bài viết châm biếm, đe dọa, hay tấn công ngôn ngữ với mục tiêu làm tổn thương người khác. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tinh thần và thậm chí cả sức khỏe của người bị bạo lực.Nó tạo ra môi trường xấu ảnh hưởng tới những người nhân được những lời nói đó hay thậm trí là những người không hay biết vô tình lướt thấy, không gian mạng có tốc độ lan truyền cực kỳ nhanh chóng chỉ cần một lời lẽ tục tĩu hay hành động thô kệch cũng nhanh chóng nhận về những bình luận trái chiều.
Hậu quả của việc làm này là vô cùng to lớn, làm giảm sự tự ti, lòng tự trọng của con người, rối loạn tâm lý và tâm trạng căng thẳng tinh thần khi luôn phải nghe và thấy những lời lẽ không hay đó. Thâm trí là nỗi sợ hãi,tình trạng căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng tới sự phát triển của con người, có rất nhiều người vì không chịu nổi sức nặng của ngôn từ mà cư dân mạng đã tạo ra đã phải nhập viện vì một số lý do tinh thần, đầu óc. Sự phân chia, xa lánh lâu dần dẫn đến việc mất lòng tin, sự nhiệt huyết của con người đối với con người, không những vậy là sự mất an toàn trên không gian mạng, tất cả những thứ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của cá nhân và cộng đồng, lâu dần xảy ra quá nhiều trường hợp như vậy làm con người trở nên sợ hãi khi nhắc tới mạng xã hội, từ bỏ việc sử dụng những công cụ tiện ích mà con người tạo ra làm suy giảm sự phát triển về công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ số hiện nay. Ngày nay khi mạng xã hội ngày càng phát triển con người đã và đang nghiên cứu để đưa vào các loại mô hình hiện đại như : hình thức bán hàng trực tuyến, giải trí,….. Trên các trang thương mại điện tử nhờ đó mà việc bán hàng cũng như trao đổi trò chuyện, trao đổi hàng hóa ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Có thể thấy chỉ cần một từ khóa hay một hình ảnh nhỏ về thứ mà chúng ta cần tìm kiếm chỉ cần sau một giây đã ra hàng loạt kết quả khác nhau cho chúng ta tha hồ lựa chọn. Cũng vì thế mà mâu thuẫn trên mạng xã hội được lan rộng và khốc liệt hơn mỗi ngày. Các nhãn hàng tranh giành khách tới trao đổi và mua bán từ đó họ sẵn sàng dùng những ngôn từ, content bẩn để chê bai, bôi nhọ, hạ thấp sản phẩm của nhãn hàng khác để đánh bóng tên tuổi cho nhãn hàng của mình dù không có căn cứ, thông tin chính xác nào, cũng vì thế tình trạng mua và bán những loại hàng nhái, hàng kém chất lượng vô cùng nhiều.
Mạng xã hội ngày càng phát triển đồng hành với đó là những người nổi tiếng, những nhà sáng tạo nội dung ( hay còn được gọi với cái tên chuyên ngành như KOL , KOC,,,,) chỉ những người có tầm ảnh hưởng trên MXH họ dùng sự nổi tiếng của mình để quảng cáo các sản phẩm khi được nhãn hàng booking, đây là một việc làm cực kỳ nóng sốt trong thời đại ngày nay và đó cũng là một công việc mang lại thu nhập cực kỳ khủng cho mỗi các nhân. Vì vậy mà công việc này dạo gần đây cũng đã vấp phải vô vàn làn sóng trái chiều từ cộng đồng mạng, một số vì trục lợi cá nhân mà quảng cáo, tâng bốc sản phẩm quá đáng, sai sự thật lừa dối người tiêu dùng mua để sử dụng mà không được nhận những công dụng như quảng cáo,thậm trí dòng hàng tiêu dùng, mỹ phẩm cũng đã không ít lần khiến người tiêu dùng trở nên tiền mất, tật mang khi tin tưởng và lựa chọn sử dụng, số ít đã phải nhập viện khi mua phải những sản phẩm kém chất lượng đó. Đây là một khuyết điểm cực kỳ lớn, từ đó mà làm giảm đi sự uy tín của người bán, làm cho những người tiêu dùng chở nên cực kỳ tức tối, trong cơn tức giận một vài người đã dùng những lời lẽ lăng mạ, xỉ báng các sản phẩm không được tốt như quảng cáo. Như vậy có thể thấy rằng, không chỉ là những cuộc xích mích mà cả những cuộc mua bán, trao đổi trên không gian mạng khi không đạt được kỳ vọng như mong muốn cũng làm giảm đi đáng kể lòng tin, sự kiên nhẫn, thích thú giữa con người với con người. Nhiều người nghĩ mạng là thế giới ảo làm sao ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế được, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Bạo lực mạng diễn ra trực tuyến, nhưng nó ảnh hưởng đến những người ngoại tuyến và có tác động đến thế giới thực, khiến nạn nhân có thể bị sợ hãi, lo lắng hoặc đáng sợ hơn là kẻ xấu chi phối hành động ngoài đời thật của nạn nhân. Đặc biệt là những người nổi có tên tuổi và sức ảnh hưởng. Khi đó, bạo lực mạng diễn ra càng đem lại hậu quả to lớn gấp nhiều lần. Điển hình như những ngày gần đây, cộng động mạng có dịp xôn xao khi xuất hiện sự việc một nữ cựu vận động viên đội tuyển quốc gia việt nam – PNP xuất hiện trên một tấm ảnh chụp chung cùng gia đình bạn trai hiện đang sinh sống tại mỹ đã dính phải nghi vấn ồn ào về việc không phù hợp với thuần phong mỹ tục việt nam.
Bài viết đó đã nhận về hàng ngàn bình luận trái chiều, hàng trăm bài báo và nổi lên làn sóng tẩy trang cực mạnh khi xuất hiện một nhóm kín với tiêu đề “”anti louis phạm “ con số thành viên trong nhóm lớn tới vài trăm nghìn người. Sau khi chịu tác động của cư dân mạng cô đã phải tắt toàn bộ lượt bình luận, khóa trang cá nhân mạng xã hội của mình vì không thể nào chịu nổi áp lực từ phía cộng đồng mạng. Từ một cô bé nhí nhảnh hồn nhiên đã mang lại cho đất nước vô vàn thành tích nhưng vì sự thiếu hiểu biết, những lời lẽ ngôn từ vô tư thái quá của mình đã gây ra hậu quả là làn sóng tẩy chay vô cùng to lớn từ phía cộng đồng mạng.
Chưa dừng lại ở đó đặc biệt nguy hiểm hơn là việc bạo lực mạng không chỉ diễn ra một mình, nó diễn ra theo phong trào, dùng những lời lẽ tấn công mặc kệ việc làm là đúng hay sai. Đã có không ít những hậu quả đáng buồn xảy ra, nhẹ thì bị ảnh hưởng tâm lý, trầm cảm, nặng hơn nữa đôi khi là những hành động nghĩ quẩn, mất đi sự sống. Và ngay cả khi những người bị bạo lực mạng có mạnh mẽ vượt qua những giây phút này, thì đằng sau đó, hệ quả để lại không hề bị mất đi. Những lời nói xuyên tạc, bôi nhọ đã xuất hiện ảnh hưởng đến danh dự cá nhân ai sẽ là người giải quyết? Những ảnh hưởng về tâm lý, tinh thần ai sẽ là người chữa lành? Nặng nề hơn, những bệnh tật hay mất mát xảy ra, ai sẽ là nguời chịu trách nhiệm? Rõ ràng, bạo lực mạng chính là một vấn nạn không hồi kết và để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Cho dù đã có những luật định riêng về an ninh mạng, thế nhưng có lẽ vẫn chưa đủ răn đe với những trường hợp coi thường pháp luật. Cho dù công dân có quyền tự do ngôn luận qua các việc đưa thông tin lên mạng xã hội nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Là một người sử dụng mạng xã hội văn minh, nói không với bạo lực mạng, người dân cần nhận thức hành vi lợi dụng các diễn đàn, trang mạng xã hội để nhằm mục đích bôi nhọ danh dự nhân phẩm cá nhân, tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức mà pháp luật bảo vệ.
Đồng thời, khi muốn tố cáo một ai đó, cần có bằng chứng cụ thể và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật chứ không nên dựa vào sức ảnh hưởng của mình mà đưa ra lời vu khống vô căn cứ hay đơn giản chỉ là truyền miệng không rõ mục đích. Qua đây, người dân cũng nên kiểm chứng thông tin trên mạng có chọn lọc để tránh bị cuốn vào những hậu quả không đáng có trên mạng xã hội.
Hãy cùng chung tay tạo ra một mạng xã hội trong sáng, lành mạnh, là một nơi giải trí tích cực, hướng con người ta tới cái thiện, giảm bớt căng thẳng và áp lực cho mỗi con người. Là một công dân tốt, một công dân toàn cầu, là một người thông thái chúng ta hãy nói không với vấn đề bạo lực trên không gian mạng hay thậm trí là bạo lực ở ngay đời sống thường ngày. Theo thống kê hiện nay, việt nam đang là một trong những quốc gia có tình trạng bạo lực mạng xã hội vô cùng nhiều, giới chức trách cũng đang phải đối phó với bạo lực trên không gian mạng. Bạo lực mạng đã gây ra nhiều hệ quả với xã hội, vi phạm nghiêm trọng quyền con người trên không gian mạng. Vì vậy, phòng, chống bạo lực mạng là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay. Thế hệ trẻ, những mầm xanh tương lai của đất nước chúng ta hãy cùng chung tay, chung sức xây dựng một không gian thuần khiết, vui vẻ giao lưu văn hóa, văn nghệ không chỉ trong nước mà tới cả bạn bè quốc tế.
ó thể sẽ có ích khi thu thập bằng chứng – tin nhắn văn bản và ảnh chụp màn hình các bài đăng trên mạng xã hội – để cho biết những gì mà nó đang diễn ra.Để ngăn chặn hành vi bắt nạt, cần phải xác định và báo cáo hành vi đó ngay lập tức. Nó cũng có thể giúp cho kẻ bắt nạt biết rằng hành vi của họ là không thể chấp nhận được. Báo cho cơ quan công an về những việc làm và hành vi sai trái để từ đó tìm hướng giải quyết nhanh chóng nhất có thể. Đồng thời, chúng ta cũng cần trang bị cho bản thân khả năng phân biệt thông tin, đánh giá một cách khách quan và không vội vàng tin tưởng vào mọi thông tin trên mạng xã hội. Cuối cùng, chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ những người bị xúc phạm, bị làm nhục trên mạng xã hội. Chúng ta cần tạo ra một môi trường mạng đồng lòng và nhân ái, nơi mọi người có thể chia sẻ những khó khăn của mình mà không bị sỉ nhục hay phê phán. Chúng ta cần lắng nghe và đồng cảm với những người bị tổn thương và cung cấp sự hỗ trợ tâm lý và tư vấn để giúp họ vượt qua những khó khăn.
Tóm lại, việc xây dựng một môi trường mạng xã hội văn hoá, an toàn và phát triển là trách nhiệm chung của mỗi chúng ta. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng hành vi xúc phạm và làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đau lòng. Bằng cách thực hiện các biện pháp như tăng cường giáo dục, thiết lập quy định và chính sách, xây dựng một môi trường tích cực và tham gia tích cực, chúng ta có thể xây dựng một mạng xã hội tôn trọng, đáng tin cậy và hỗ trợ cho tất cả mọi người.
—
PDF Nghị luận xã hội Bạo Lực Mạng của giới trẻ
https://drive.google.com/file/d/1HbTUNMyCicVczvEnYob45AuLbLUyl22p/view?usp=sharing
Hy vọng rằng bài mẫu nghị luận xã hội ở trên sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức làm bài và tự tin hơn trong môn Ngữ Văn THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Youtube: