Hãy cùng nhau khám phá một chủ đề vô cùng thú vị và quan trọng: Bàn về hòa bình trên thế giới! Nội dung này không chỉ giúp các em nâng cao kỹ năng viết nghị luận xã hội mà còn khơi dậy trong chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về giá trị của hòa bình. Bài viết mẫu từ Onthidgnl sẽ là nguồn cảm hứng tuyệt vời để các em có thể rèn luyện và phát triển kỹ năng viết của mình. Cùng nhau tìm hiểu và suy ngẫm về hòa bình, để từ đó, chúng ta có thể góp phần xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn nhé!
Nghị luận xã hội Bàn về hòa bình trên thế giới
“Có được hòa bình không phải là việc dễ” và quả thật Việt Nam chúng ta chỉ làm chủ đất nước chưa đến 60 năm và con số này thật sự rất nhỏ bé khi phải đứng song song với con số hơn 1000 năm đô hộ giặc tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây và những cuộc chiến tranh biên giới, chiến đấu vì tự do, vì độc lập và vì hạnh phúc.
Hòa bình có được là khi ta chẳng còn nghe tiếng bom đạn, là khi những chiếc máy bay chiến đấu chẳng còn ù ù trên bầu trời xám xịt, là khi chẳng còn nạn đói, nạn giặc ngu giặc dốt. Thay vào đó cuộc sống vô cùng hạnh phúc, ấm no, bầu trời trở nên xanh hơn, những cây rừng vươn mình đón nắng mà chẳng là “bom giật bom rung”. Ta là thế hệ trẻ, ta chẳng thể cảm nhận tường tận những bậc anh hùng, những chiến sĩ- người đi qua chiến tranh đã phải trải qua thăng trầm, ngã xuống và anh dũng hy sinh vì một tương lai vững chắc. Có thể nói, ranh giới giữa hòa bình và chiến tranh thật sự mỏng như tờ, khi sự mỏng manh ấy không được bảo vệ, một lần nữa ta chẳng còn thể nhìn thấy hòa bình.
Dân tộc Việt Nam nói riêng đã giành độc lập, giành được quyền làm chủ và vẫn tiếp tục đi lên phát triển đất nước. Theo lời dạy của Bác, dân tộc Việt Nam đã và đang xây dựng xã hội theo chiều hướng tích cực, hòa bình một lần nữa được khẳng định trên chủ quyền Việt Nam. Nhân dân luôn luôn ghi nhớ công ơn mà biết bao anh hùng đã ngã xuống, máu đã nhuộm màu và đổi lại là hòa bình. Thế nhưng, bên ngoài thế giới, ta nhận ra rằng chiến tranh, vũ lực, bom đạn là điều chưa chấm dứt, là điều không thể tránh khỏi nếu hòa bình không được trân trọng. Thế giới vẫn luôn tồn tại những tiếng bom rền trời, những bước chân sợ hãi đi lánh nạn và trẻ em, những đứa trẻ hồn nhiên là thế hệ chịu nhiều thiệt thòi nhất. Trong bộ hoạt hình “Mộ đom đóm” ta đã chứng kiến hai đứa trẻ bị họ hàng xa lánh và sống tạm bỏ trong một gốc hang nhỏ, lương thực, giấc ngủ đều thiếu thốn trăm bề và bộ phim kết thúc với sự ra đi của Seita- anh trai cùng đoàn tụ với cô em gái Setsuko. Hai anh em, hàng ngàn linh hồn lạc lối ngoài kia là nạn nhân của ích kỷ gây ra. Dù chỉ là một bộ hoạt hình những ta một góc nhìn hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
Đã sống trong hòa bình, đã được hưởng thụ thành quả và bản thân cần mang trong mình những đức tính, lối sống làm giàu cho bản sắc văn hóa dân tộc. Điều quan trọng hơn thảy chính là không lấy chiến tranh để làm mối thù hằn cho hiện tại bởi nó đã nằm lại trong quá khứ, không nên tiếp diễn đến hiện tại và tương lai. Nhưng điều này không đồng nghĩa với sự chối bỏ lịch sử, có hành động phớt lờ,dị nghị người đi qua chiến tranh, họ chẳng thể sống dưới mái nhà hòa bình khi đồng đội là nấm mồ vô danh. Đã là người trẻ, cần có nhận thức đúng đắn, học tập theo lời dạy của Bác, biết trân trọng thành quả, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của bản thân.
“Độc lập- Tự do- Hạnh phúc” có được phải đổi bằng xương máu, bằng thời gian dài dằng dặc mà ở đó chẳng có ngày nào là ngày bình yên. Hòa bình cũng vậy, đó là sự đánh đổi, một sự đánh đổi lớn lao!
—
File PDF Nghị luận xã hội Bàn về hòa bình trên thế giới:
https://drive.google.com/file/d/1uIkWatrkrh83h2eXTdXAQWgFuU2iiIH1/view?usp=sharing
Hy vọng bài mẫu nghị luận xã hội trên sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về cách làm bài và tự tin hơn trong môn Ngữ Văn THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới và đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7
Youtube: