Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng, đã được đưa vào chương trình học môn Ngữ văn lớp 12. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng xem qua những phần mở bài Vợ nhặt hay nhất được lựa chọn kỹ lưỡng trong bài viết nhé
Mục lục
Mẫu mở bài gián tiếp Vợ nhặt – Kim Lân
Mẫu 1
Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân – một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thuỷ” ấy.Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay ngay vào viết tác phẩm Xóm ngụ cư khi hoà bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn Vợ Nhặt ra đời. Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ Nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có công khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.
Mẫu 2:
Nhà văn người Nga I.Bônđarep từng có ý tưởng rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột”. Ý kiến này nhìn nhiều mặt thì thật đúng khi bàn về tác phẩm truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Khi viết nên tác phẩm này, nhà văn cũng đã làm hiện lên trước mắt toàn bộ người đọc một bức tranh thực tại rất sinh động về một hiện thực thê thảm ấy nhưng cũng lạ thay rằng, giữa một khoảng trống lay lắt và tối tăm của một cuộc sống đói nghèo như thế nhà văn cũng đã cho chúng ta thấy được tấm lòng của những con người đói khổ dù họ có đang bị cái đói, cái chết rình rập bủa vây nhưng họ vẫn lựa chọn cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, cùng hướng về sự sống, về sự hạnh phúc và tương lai mới. Vậy nó đã được thể hiện như thế nào thông qua tác phẩm.
Mở bài Vợ nhặt trực tiếp
Mở bài 1
Kim Lân được ví như một loại đồ cổ quý hiếm cất giữ trong đó là những hạt bụi vàng văn hóa thẳm sâu của nền văn minh sông Hồng. Ông trở thành nhà văn của những số phận thiệt thòi, những kiếp người cùng khổ của làng quê Việt Nam giữa thế kỉ XX. Các nhân vật của ông đều mang hình bóng của tác giả, là con người hiền hậu,chất phác và giàu yêu thương, tình nghĩa. Vợ Nhặt là một tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được in trong tập Con Chó Xấu Xí năm 1962. Nhà văn đã dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng.
Mở bài 2
Kim Lân là một nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại, ông đã viết nhiều, viết hay về hình ảnh nông thôn, về cuộc sống của những người nông dân trong xã hội xưa. Hiện lên ở trong những trang văn xuất sắc của ông đó là hình ảnh của những người nông dân nghèo khổ, khốn đốn khi sống trong những hoàn cảnh riêng nhưng ở trong họ vẫn luôn sáng ngời những vẻ đẹp trong sáng và đáng trân trọng, đó là nhân vật ông Hai – một người nhân dân yêu làng, yêu nước nhưng buộc phải đối mặt với một bi kịch là làng chợ Dầu đi theo giặc trong tác phẩm “Làng”, đó còn là anh Tràng – một người đàn ông xấu xí, nghèo khổ sinh sống ở trong xóm Ngụ cư vẫn chấp nhận và cưu mang cứu một người đàn bà xa lạ về làm vợ ngay giữa nạn đói kinh hoàng đang hoành hành cả nước trong truyện ngắn Vợ nhặt. Trong tập truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã hướng ngòi bút nhân đạo của ông để có thể lột tả nên những vẻ đẹp vô cùng đáng quý trong tâm hồn của mỗi con người, đó là những tình thương, là khao khát sức sống mãnh liệt.
Mở bài Vợ nhặt nâng cao
Mở bài 1
Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân-một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thủy” ấy. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã ra đời. Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.
Mở bài 2
Nhà văn Nam Cao đã từng nói rằng: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” . Thật đúng như vậy, đã là nghệ thuật thì phải có sự phản ánh, tái hiện được những hiện thực ngoài kia một cách chân thực nhất có thể cho dù nó có trần trụi, thô sơ đến mấy. Và với một tác phẩm nghệ thuật văn học giàu giá trị như thế chắc hẳn ta không thể bỏ qua được truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Đây được cho là tác phẩm xuất sắc nhất ở trong sự nghiệp của tác giả Kim Lân khi viết về nạn đói năm 1945. Với những cảm quan đặc biệt về tình yêu thương giữa con người với con người với nhau và bằng một tài năng xuất chúng của mình, Kim Lân đã vẽ nên một bức tranh hiện thực cuộc sống với đầy đủ những gam màu sáng tối phối hợp cùng với niềm khao khát mãnh liệt về một cuộc sống tươi sáng về mai sau. Như chính tác giả cũng đã từng chia sẻ rằng: “Những người đói họ không nghĩ đến về cái chết mà nghĩ đến cái sống”.
Mở bài Vợ nhặt ngắn gọn
Mở bài 1:
Dịch đói năm 1944 – 1945 đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của đồng bào ta. Ở các vùng nông thôn Bắc Bộ, hầu như gia đình nào cũng có người chết đói, anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái ly tán khắp nơi. Sự sống của mỗi người bị cái đói đe dọa từng ngày. Trong bối cảnh xã hội đó, truyện Vợ Nhặt lại được viết ra thì thật lạ. Một cuộc sống vợ chồng, một nguồn sống cho một mầm sống tương lai tại sao lại được bắt đầu ảm đạm và phấp phỏng như thế dưới ngòi bút đầy tinh tế và tài hoa của Kim Lân
Mở bài 2:
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945 để diễn tả được cái đói có sức nặng như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả chính là việc dựa trên nạn đói để lột tả tính cách “trong như ngọc sáng ngời” của những con người, những mảnh đời lầm thân. Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng điển hình cho người đàn bà nghèo khổ đến cùng cực nhưng có tình yêu thương con đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc sẽ không bao giờ quên những lời mà Kim Lân đã dành cho bà.
Trên đây, Onthidgnl đã cung cấp cho các bạn cách viết mở bài Vợ nhặt trong chương trình Ngữ Văn 12. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập website thường xuyên nhé!