Cùng Onthidgnl tham khảo nội dung 5 Mở bài Chức năng giáo dục của văn học để các em học tập và ôn thi hiệu quả nhé!
Mục lục
Tham khảo Mở bài Chức năng giáo dục của văn học
Mở bài 1
Văn học nghệ thuật luôn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống con người, là phương tiện độc đáo, hấp dẫn để con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống. Qua tấm gương sinh động này, con người hiểu biết sâu hơn về hiện thực. Nhưng văn học không đơn thuần chỉ là hình thức phản ánh. Phản ánh chưa phải là mục đích cuối cùng của văn học. Từ chỗ cung cấp những hiểu biết đúng đắn cho con người, văn học đã góp phần cải tạo cuộc sống. | Văn học đến với con người bằng con đường tình cảm, cảm xúc. Nó mang lại cho con người những rung cảm sâu xa trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước, trước trạng thái muôn màu của cuộc sống chung quanh và nhất là trước chiều sâu của thế giới tâm hồn. Văn học giúp con người đối chiếu, ý tưởng, nghiền ngẫm về cuộc đời và về chính bản thân mình, để từ đó có nhận thức đúng đắn về cuộc sống, về chân lí, biết yêu ghét minh bạch và luôn luôn khát khao hướng thiện. Đó chính là chức năng giáo dục của văn học.
Mở bài 2
Văn học có bốn chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và giải trí. Trước hết, phải kể đến chức năng nhận thức. Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh của văn học. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống. Nó có thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống con người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, ở khắp mọi nơi trên thế giới. Có người nói: Văn học là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống. Tuy nhiên, văn học không đơn thuần phản ánh hiện thực mà chủ yếu là giúp con người nhận thức đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về bản thân minh và mối quan hệ tổng hòa trong cuộc sống, góp phần giáo dục con người thông qua tác phẩm. Người ta gọi đó là chức năng giáo dục của tác phẩm văn học.
Mở bài 3
Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Định nghĩa nổi tiếng của nhà văn hiện thực Nga Macxim Gorki: Văn học là nhân học trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người hiểu được bản thân mình; nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh khát vọng đi tìm chân lí, dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, hướng tới cái đẹp, cái thiện của cuộc đời. Văn chương chân chính phải phục vụ con người, phải phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của con người với những niềm vui, nỗi đau đời thường. Nhà thơ Tố Hữu nhận xét: Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. Nói đến chức năng giáo dục của văn học là nói đến khả năng dẫn dắt và định hướng. Văn học đến với con người bằng con đường tình cảm. Nó đem lại cho người đọc những rung cảm sâu xa trước khung cảnh tươi đẹp của quê hương, đất nước, trước trạng thái muôn màu muôn vẻ của cuộc sống xung quanh và nhất là trước sự phong phú, đa dạng của thế giới tâm hồn.
Văn chương chân chính có khả năng cảm hóa, nhân đạo hóa con người. Nó góp phần vào việc hình thành nhân cách, hoàn thiện đạo đức, giúp con người sống tốt đẹp hơn. Các tác phẩm văn học đích thực có khả năng giáo dục rất lớn, xứng đáng là những người thầy, người bạn đáng tin cậy của chúng ta.
Mở bài 4
Như bông cúc nhỏ sinh ra để luôn tự hát về vùng đất mênh mang nắng gió; như ánh mặt trời sinh ra để thiêu đốt đi cái lạnh giá vĩnh cửu của mùa đông, văn học sinh ra để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị đẩy vào cùng đường, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nói như …:
Mở bài 5
Sáng tác văn học được ví như công việc của một người chèo thuyền trên sông. Nước chảy thuyền trôi … Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian, không gian và ở một nơi xa nào đó trên bờ hoang vắng đầy cỏ dại, nó đã cập bến, mang theo những khuôn hàng để trao tay đến độc giả những bài học, những cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn trong suốt chặng đường lênh đênh sóng nước. Một tác phẩm chân chính phải có chức năng hàng đầu là giáo dục và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Nói như …:
Nguồn: Sưu tập