Đọc hiểu là dạng bài đầu tiên của phần thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Dạng bài này thường chiếm 3 điểm trong đề thi. Đối với dạng bài này thì không cần nhiều kiến thức mở rộng tuy nhiên thí sinh cần nắm vững và có phương pháp là bài thì hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa. Và để giúp các bạn ôn thi đại học môn văn một cách dễ hơn cũng như chinh phục phần bài đọc hiểu thì bài viết dưới đây sẽ “Mách” bạn cách trọn 3 điểm đọc hiểu môn Ngữ văn.
Mục lục
Đối với bài thi tốt nghiệp THPT Quốc gia (mới nhất – 2021) được phân bổ như sau:
-Phần đọc hiểu: chiếm 3 điểm
-Phần nghị luận xã hội: Chiếm 2 điểm
-Phần nghị luận văn học: chiếm 5 điểm
Và thời gian là bài cho môn ngữ văn là 120 phút (Đây cũng là môn thi duy nhất trong 3 môn thi bắt buộc thi dưới hình thức tự luận)
Đối với phần đọc hiểu, thường để sẽ có số lượng câu giao động từ 4-5 câu, tương ứng với mức độ phân loại học sinh: Nhận biết – thấu hiểu – vận dụng và nâng cao. Phạm vi của đề thường ở 2 hình thức: văn bản nghệ thuật hoặc văn bản nhật dụng (đời sống xã hội).
Sau khi nắm được phạm vi của đề, các câu hỏi sẽ được phân loại cơ bản như sau:
*Dạng câu hỏi nhận biết
Dạng này thường xoay quanh các câu hỏi như chỉ ra phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, hình thức lập luận, nội dung chính của đoạn văn, thể thơ.
*Dạng câu hỏi thấu hiểu
Dạng này thường yêu cầu học sinh dựa vào nội dung văn bản để lý giải hoặc giải quyết các tình huống, vấn đề trong văn bản. Học sinh cần thấu hiểu ý nghĩa, cách diễn đạt cũng như ngụ ý của các biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài.
Ở dạng câu này, học sinh dựa vào nội dung có sẵn trong văn bản để trả lời câu hỏi tại sao và những vấn đề liên quan. Với mức độ này chỉ yêu cầu các em hiểu văn bản, dựa trên ngữ liệu có sẵn giải quyết vấn đề.
Dạng 3: Vận dụng
Học sinh sẽ dựa vào vốn kiến thức của mình để có thể đào sâu mở rộng vấn đề ở mức cơ bản. Đây là câu hỏi thử sức sự hiểu biết của học sinh về vấn đề đang được đề cập đến.
Dạng 4: Vận dụng nâng cao
Học sinh hiểu như thế nào về vấn đề yêu cầu, hay từ đoạn trích trong tác phẩm và giải thích tại sao tác giả lại đưa ra nhận định đó.
Câu hỏi thường yêu cầu nêu tác dụng của các phép tu từ hay việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ… trong văn bản; giải thích câu ngữ liệu, nhận xét đánh giá vấn đề, thái độ của tác giả về sự việc.
Học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Đặc biệt, trong quá trình viết, học sinh nên đi thẳng vào vấn đề, tránh dẫn dắt dài dòng xa trọng tâm trên nguyên tắc đúng – đủ. Dung lượng của phần này sẽ tầm 5-7 dòng, những em có lập luận chặt chẽ, chắc chắn, logic sẽ đạt điểm tối đa.
Hy vọng phần tổng hợp trên sẽ giúp các bạn Học tốt văn lớp 12 và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!
***Các bạn có thể xem thêm: Tổng ôn kiến thức môn ngữ văn