Bài hướng dẫn đầu tiên trong loạt bài hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT bộ môn tiếng anh mình muốn chia sẻ là “Hướng dẫn dạng bài về ngữ âm trong đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh“. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các phương pháp học và ôn đã được rất nhiều bạn học sinh áp dụng và đạt kết quả cao.
Mục lục
Hướng dẫn dạng bài về ngữ âm trong đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh
Như các bạn đã biết, phần bài tập ngữ âm nằm trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh được chia làm 2 lại chính là Trọng âm và Phát âm
Đối với dạng bài Trọng âm
Ở dạng bài này, như các bạn đã biết, nguyên tắc trọng âm tương đối dài và khó nhớ. Tuy nhiên. có 6 quy tắc cơ bản đặc biệt hữu ích mình đã thống kê để giúp các bạn có thể dễ nhớ và thống kê kiến thức hơn:
Nguyên tắc 1: Đa phần các tính từ và danh từ có 2 âm tiết trọng âm rơi thứ 1, với những động từ 2 âm tiết trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Nguyên tắc 2: Các danh từ có đuôi – ic, – ish, – ical, – sion, – tion, – ance, – ence, – idle, – ious, – iar, – ience, – id, – eous, – ian, – ity,… trọng âm sẽ tại âm ngay trước những đuôi này.
Nguyên tắc 3: Những từ có 3 âm tiết kết thúc bằng đuôi – graphy, – ate, – gy, – cy, – ity, – phy, – al,… trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.
Nguyên tắc 4: Những hậu tố: – ment, – ship, – ness, – er/ or, – hood, – ing, – en, – ful, – able, – ous, – less,… không ảnh hưởng trọng âm.
Nguyên tắc 5: Những từ có hậu tố – ee, – eer, – ese, – ique, – esque , – ain, -ental … thì trọng âm rơi vào chính những âm tiết chưa hậu tố này.
Nguyên tắc 6: Các danh từ ghép trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, tính từ ghép trọng âm vào âm tiết thứ 2.
Tuy nhiên, do cấu trúc đề thi chỉ có 2 câu trọng âm nên hầu hết các đề đều có xu hướng có 1 bất quy tắc. Một số trường hợp BẤT QUY TẮC bao gồm có:
- Đuôi –ment không nhận trọng âm (VD: ‘government, en’vironment, ‘comment) ngoại trừ: Cemment /sɪˈment/
- Đuôi –ure trọng âm thường rơi vào âm trước nó (VD: ‘future, ‘picture, manu’facture) trừ:
Agriculture /ˈæɡ.rɪ.kʌl.tʃər/: nông nghiệp
Acupuncture /ˈæk.jə.pʌŋk.tʃər/: châm cứu
Temperature /ˈtem.prə.tʃər/: nhiệt độ
Manure /məˈnjʊər/: phân bón
Furniture /ˈfɜː.nɪ.tʃər/: đồ đạc trong nhà
Mature /məˈtʃʊər/: trưởng thành
- Đuôi –ain trọng âm rơi vào chính nó (VD: enter’tain, main’tain, re’main) trừ:
Captain /ˈkæp.tɪn/: trưởng đoàn
Mountain /ˈmaʊn.tɪn/: ngọn núi
- Đuôi –ee trọng âm thường rơi vào chính nó (VD: employ’ee, refu’gee, jubi’lee) trừ:
Coffee /ˈkɒf.i/: cà phê
Committee /kəˈmɪt.i/ : hội đồng
Đối với dạng bài ngữ âm
1. Quy tắc chung
Đối với các dạng bài tập ngữ âm, các bạn học sinh sẽ phải dành nhiều thời gian để ôn tập hơn do phần này không hề có quy tắc cụ thể nào. Tuy nhiên, theo như chia sẻ của các thầy cô dày dặn kinh nghiệm trong việc ôn thi, chúng ta có thể dựa vào trọng âm chính và dễ dàng đoán được các nguyên âm phần còn lại được chuyển thành âm schwa /ə/
Ví dụ:
Trong từ Environment /ɪnˈvaɪ.rən.mənt/ có âm tiết thứ 2 nhận trọng âm => Suy ra: Các âm còn lại đọc là /ə/
2. Đối với các trường hợp đặc biệt khác
- Hai cách đọc của –th
Âm / /ð/: the, there, these, this, that, those, weather…
Âm /θ/ : think, thick, thin, thank, theater, …
Lưu ý: Một số từ sau thay đổi về phiên âm khi chuyển từ loại
breath /breθ/ – breathe /briːð/
bath /bɑːθ/ – sunbathe /ˈsʌn.beɪð/
cloth /klɒθ/ – clothes /kləʊðz/
- Đối với những từ có đuôi -gh
Trong các trường hợp thông thường –gh (Plough, Although, Though, …) sẽ không được phát âm, tuy nhiên có một số từ đuôi –gh được đọc thành /f/ :
Cough /kɒf/: ho
Enough /ɪˈnʌf/: đủ
Rough /rʌf/: thô ráp
Laugh /lɑːf/: cười lớn
Tough /tʌf/: khó khăn
….
- Một số âm câm các bạn cần lưu ý:
“W” câm trước “r” (write, wrong, wright,..) và “h” (who, whom,…)
“H” câm: hour, honor, honest, heir, exhaust, ghost, vehicle, rhythm, rhino, và các wh-ques (what, when, while, which, where,…)
“K” câm: thường là “kn” thì k câm: know, knife, knock, knight, knee, knit, knob, knot, knack, knowledge…
“T” câm: listen, often, fasten, soften, castle, whistle, bustle, Chrismas,…
“D” câm: handsome, handkerchief, Wednesday, sandwich /ˈsæn.wɪdʒ/, (chú ý từ sandwich này nha)
“B” câm khi sau “m” trước “t”: lamb, comb, limb, tomb, bomb, numb, thumb, plumber, doubt, debt, subtle…
- Đối với âm -ea
+Ví dụ: mean /miːn/, meat /miːt/, seat /siːt/, cheat /tʃiːt/, feat /fiːt/,…
Đa số từ 1 âm tiết đọc là /i:/ Trừ: great /ɡreɪt/, ate /eɪt/,…
+Với những từ có 2 âm tiết trở lên và -ea- nhận trọng âm sẽ được đọc là /e/
Ví dụ: feather /ˈfeðər/, leather /ˈleðər/, weather /ˈweðər/,…
- Đuôi –ate
Đuôi –ate của từ thuộc dạng danh từ và tính từ thường được đọc là /ət/
Ví dụ: Adequate /ˈæd.ə.kwət/
Đuôi –ate của từ thuộc dạng động từ thường được đọc là /eɪt/
- Thông thường, chữ n đọc là /n/ tuy nhiên có những trường hợp chữ n được phát âm là /ŋ/
Khi các từ có dạng –nk- , -nc- , -nq- như
pinkness /ˈpɪŋknəs/: màu hồng
shrink /ʃrɪŋk/: co lại
sink /sɪŋk/: bồn rửa
think /θɪŋk/: suy nghĩ
twinkle /ˈtwɪŋkl/: lấp lánh
banquet /ˈbæŋkwɪt/: bữa tiệc
conquer/ˈkɑːŋkər/: chinh phục, xâm chiếm
anxious /ˈæŋkʃəs/: lo lắng
3. Các lưu ý nhỏ khác
Đuôi –al cuối câu thường đọc là /əl/ trừ Canal /kə’næl/: kênh đào
Foot /fʊt/ – Food /fuːd/ <chân ngắn – ăn dài>
Image /imiʤ/
Pictureque /ˌpɪktʃərˈesk/
Brochure /ˈbrəʊʃər/
Canoe /kəˈnuː/
Chaos /ˈkeɪ.ɒs/
Choir /ˈkwaɪə(r)/
Colonel /ˈkɜːnl/
Queue /kjuː/
Rural /ˈrʊərəl/
Suite /swiːt/
4. Quy tắc phát âm đối với đuôi -ed
♥ /id/ trong những từ có phụ âm cuối là /t/ hay /d/
Ví dụ: wanted /ˈwɑːntɪd/, Added /ædid/, recommended /ˌrek.əˈmendid/, visited /ˈvɪz.ɪtid/, succeeded /səkˈsiːdid/,…
♥ /t/ trong những từ có phụ âm cuối là /s/, /ʃ/, /tʃ/,/k/, /f/,/p/
Ví dụ: Hoped /hoʊpt/, Fixed /fɪkst/, Washed /wɔːʃt/, Catched /kætʃt/, Asked /æskt/,…
♥ /d/: đối với các trường hợp còn lại
Ví dụ: Cried /kraɪd/, Smiled /smaɪld/, Played /pleɪd/,…
Chú ý: Cách phát âm -ED trong một số trường hợp đặc biệt
naked (adj) “ed” đọc là /id/: không quần áo
wicked (adj) “ed” đọc là /id/: gian trá
beloved (adj) “ed” đọc là /id/: đáng yêu
sacred (adj) “ed” đọc là /id/: thiêng liêng
hatred (adj) “ed” đọc là /id/: lòng căm thù
wretched (adj) “ed” đọc là /id/: khốn khổ
rugged (adj) “ed” đọc là /id/: lởm chởm, ghồ ghề
ragged (adj) “ed” đọc là /id/: rách rưới, tả tơi
dogged (adj) “ed” đọc là /id/: gan lì
learned (adj) “ed” đọc là /id/
learned (v) “ed” đọc là /d/
blessed (adj) “ed” đọc là /id/: may mắn
blessed (v) “ed” đọc là /t/:ban phước lành
cursed (v) “ed” đọc là /t/: nguyền rủa
cursed (adj) “ed” đọc là /id/: đáng ghét
crabbed (adj) “ed” đọc là /id/: chữ nhỏ, khó đọc
crabbed (v) “ed” đọc là /d/: càu nhàu, gắt gỏng
crooked (adj) “ed” đọc là /id/: xoắn, quanh co
crooked (V) “ed” đọc là /t/: lừa đảo
used (adj) “ed” đọc là /t/: quen
used (v) “ed” đọc là /d/: sử dụng
aged (adj) “ed” đọc là /id/
5. Quy tắc phát âm của những từ có đuôi -ES
♥/s/ với âm tận cùng /θ/, /f/, /k/, /p/, /t/ (những âm không phát âm)
Ví dụ: waits /weɪts/, laughes /lɑːfs/, books /bʊks/, jumps /dʒʌmps/,…
♥/ɪz/ với từ tận cùng /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/ (những âm gió)
Ví dụ: Kisses /kɪsiz/, dozes /dəʊziz/, washes /wɒʃiz/, watches /wɒtʃiz/,…
♥/z/ Đối với các trường hợp còn lại
Ví dụ: names /neɪmz/, friends /frendz/, families/ˈfæm.əl.iz/, affairs /əˈfeərz/,…
Chú ý:
- Phương pháp phát âm đuôi –ed, -es là dựa trên PHIÊN ÂM của phụ âm cuối, một số bạn nhầm lẫn khi phân biệt thông qua mặt chữ, tuy nhiên điều này là không chính xác.
- Một số trường hợp cần đặc biệt lưu ý là đuôi –se:
-se đọc là /z/ => Quá khứ thêm -d đọc là /d/, số nhiều thêm –s đọc là /iz/
Ví dụ: Pleased /pliːzd/, Pauses /pɔːziz/,…
-se đọc là /s/ => Quá khứ thêm –d đọc là /t/, số nhiều thêm –s đọc là /iz/
Ví dụ: Released /rɪˈliːst/, Converses /kənˈvɜːsiz/,…
Các bạn có thể đọc thêm bài viết liên quan:
Tổng hợp kiến thức tiếng anh 12
Hướng dẫn làm dạng bài hoàn thành câu trong đề thi tốt nghiệp THPT trong tiếng Anh