Cùng Onthidgnl tham khảo Những Nhận định về Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nhé! Phần nội dung này rất hay để các em viết bài Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông hiệu quả nhé!
Tham khảo Nhận định về Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
“Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ
Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ
Gió chiều vương áo nàng tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ”
(Trong đôi mắt Huế – Đông Hồ 1939)
Huế muôn đời vẫn đẹp, vẫn mộng mơ trong nếp nghĩ của mỗi người dân đất Việt. Với riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường – người con của xứ Huế, ông đã dành trọn tâm tình của mình dành cho mảnh đất mộng mơ này ở bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
- Cùng lắng đọng với những nhận định về Hoàng Phủ và bài bút ký nên thơ này nhé!
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? có thể xem là thành quả kết tinh và tổng hòa đẹp đẽ của một tình yêu say đắm đối với dòng sông, với quê hương xứ sở và tài năng của một cây bút giàu trí tuệ, am hiểu sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo của một nhà văn chuyên về bút kí – Hoàng Phủ Ngọc Tường.(Trần Thị Thanh Nga)
- Như I.Ê-ren-bua đã từng viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu gia đình, yêu miền quê trở thành tình yêu tổ quốc”, tình cảm đối với sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, xét đến cùng, là tình cảm đối với đất nước, là tấm lòng yêu mến quê hương xứ sở nồng cháy của nhà văn. Nhà thơ Ra-xun Gam-da-tôp đã từng nói : “Nếu nhà thơ không tham gia vào việc hoàn thành thế giới thì thế giới đã không được đẹp đẽ như thế này”. Dù Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là nhà thơ tiêu biểu (tuy ông đã xuất bản hai tập thơ) mà là một nhà viết kí, nhưng bằng bài kí đặc sắc này, ông đã góp một tay vào việc tạo nên một thế giới Việt Nam Đẹp và Thơ. Và đó là gì nếu như không phải là hành động yêu nước mang màu sắc riêng của người nghệ sĩ tài hoa này! (Thầy Bùi Minh Đức, Trường ĐHSP Hà Nội 2)
- “Con người và thiên nhiên trong ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường quấn quýt và nâng đỡ nhau như hình với bóng. Bằng kiến văn của mình, ông chứng minh: trên nền tảng thiên nhiên ấy, trí tuệ và sức vóc con người Huế đã kiến tạo nên một vùng văn hoá Huế, mà thành phố Huế là nhân lõi, chứa đựng nhiều tầng, nhiều lớp đặc trưng của lịch sử hình thành và phát triển, vừa thống nhất với đặc điểm văn hoá dân tộc vừa mang những sắc thái riêng, độc đáo và thi vị. Ký ức của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang đầy đủ các yếu tố địa-sử-văn-triết và qua cách biểu cảm ông đã tạo nên những tác phẩm có chiều sâu văn hoá. Trong tư duy sáng tạo nghệ thuật, Hoàng Phủ Ngọc Tường thực sự coi trọng yếu tố địa lý, xem các thành tố của thiên nhiên là những thực thể, đưa chúng vào cùng vận động với sự chuyển biến của tác phẩm, chứ không chỉ “mượn” thiên nhiên nhằm làm “đẹp” tác phẩm như ở khá nhiều người viết khác. Đặc điểm này góp phần cấu thành nên phong cách ký Hoàng Phủ Ngọc Tường” (Cao Ngọc Thắng)
- “Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường là mạch vỉa than đá cung cấp nguồn năng lượng cho tâm hồn con người” (Ngô Minh)
- “Một trong những ấn tượng nổi trội ở các tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là tình yêu thiên nhiên, một tình yêu luôn luôn là bà đỡ để ông cảm thụ và đem lòng yêu từng chi tiết của mỗi mảnh đất cụ thể. Ông viết: “Nhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo rực của ban đêm, tôi chợt phát hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành cho cỏ”, và “Thật vậy, không nơi nào trên thế giới mà những công trình kiến trúc của con người lại mọc lên giữa cỏ hoang như ở Huế” (Miền cỏ thơm). Phải có hiểu biết và chiêm nghiệm sâu sắc mới có thể biểu tả thành cảm xúc như thế” (Cao Ngọc Thắng)
Nguồn: Sưu tập