Cùng tham khảo nội dung Dàn ý nghị luận về cách ứng xử đối với những người bất hạnh được Onthidgnl chia sẻ dưới đây. Các em tham khảo dàn bài nghị luận và phần đọc hiểu văn bản để ôn thi tốt nghiệp THPTQG môn ngữ văn được tốt nhé.
Mục lục
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bà hành khất đến ngõ tôi
Bà tôi cung cúc ra mời vào trong
Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều.
Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu
Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm
Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm.
Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa…
Lá tre rụng xuống sân nhà
Thoảng hương nụ vối…chiều qua….cùng chiều.
(Bà Tôi – Kao Sơn, dẫn theo nguồn http://baohinhbinh.org.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?
1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ: biểu cảm
Câu 2. Tìm từ đồng nghĩa với từ hành khất.
2 Từ đồng nghĩa với từ “hành khất” là “ăn mày” hoặc “ăn xin”
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ thứ ba: Lưng còng đỡ lấy lưng còng
3 Biện pháp tu từ trong câu thơ “Lưng còng đỡ lấy lưng còng” là: (chọn 1 trong 2)
– Điệp ngữ: “lưng còng”
– Hoán dụ => khắc họa chân dung già nua, nhọc nhằn có phần tội nghiệp của hai người bạn già. Từ “lưng còng” được lặp lại, kết hợp với động từ “đỡ” đã tái hiện một hình ảnh đẹp đẽ, cảm động, ấm áp tình người giữa chủ nhà và người hành khất.
Câu 4 .Thái độ ứng xử cảm động chan chứa tình người của người bà trong bài thơ trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì?
4 Thái độ ứng xử cảm động chan chứa tình người của người bà trong bài thơ trên đã gợi cho em những suy nghĩ về tình người, lòng nhân ái của người bà đối với người ăn xin. Đó là nét đẹp tinh thần rất cần phải được trân trọng, nâng niu, giữ gìn và nhân lên.
Câu 5. Từ bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn bàn về cách ứng xử đối với những người bất hạnh
Gợi ý
Dàn ý nghị luận về cách ứng xử đối với những người bất hạnh
Mở đoạn: Chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào đối với những người bất hạnh?
Thân đoạn:
– Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, những căn bệnh quái ác, những cảnh ngộ éo le… Với những người như thế chúng ta cần đồng cảm, chia sẻ với họ. Sự đồng cảm chia sẻ của chúng ta sẽ giúp họ có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống để họ có thể vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống của mình.
– Chúng ta đừng bao giờ tỏ ra coi thường những người bất hạnh. Cuộc đời họ đã khổ nếu chúng ta lại coi thường họ thì họ đâu còn động lực để vượt qua những bất hạnh của mình. Sự coi thường của chúng ta có thể sẽ đẩy họ vào bước đường cùng và cuộc đời của họ ngày càng trở nên bất hạnh.
– Hãy tôn trọng họ dù họ là ai. Họ dù bất hạnh nhưng họ vẫn là một con người. Chúng ta cần tôn trọng thì họ cũng cần nhận được sự tôn trọng từ chúng ta.
– Hãy giúp đỡ họ khi có thể. Sự giúp đỡ ở đây có thể là những giúp đỡ về vật chất hoặc tinh thần. Đôi khi những lời động viên của chúng ta cũng có thể khiến những người bất hạnh có niềm tin hơn vào cuộc sống.
– Dẫn chứng : Và trong cuộc sống này ta bắt gặp không ít những người đã có những hành động, thái độ đúng mực với những người bất hạnh. Đó là những người lập ra cây ATM gạo miễn phí trong mùa dịch hay hay những người chủ nhà trọ sẵn sàng miễn tiền nhà trọ cho công nhân gặp khó khăn. Điều đó thật đáng trân trọng
Kết đoạn:
– Khẳng định: Cần đồng cảm, tôn trọng, giúp đỡ những người bất hạnh.
– Liên hệ bản thân: Là học sinh =>chúng ta hãy giúp đỡ bạn bè của mình khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống …
…
Tham khảo:
Hy vọng rằng bài “Dàn ý nghị luận về cách ứng xử đối với những người bất hạnh”… sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức làm bài và tự tin hơn trong môn Ngữ Văn THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom
Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl
Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7