• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

Ôn thi ĐGNL

Website chia sẻ tài liệu luyện thi miễn phí

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ôn thi đại học
    • Ôn thi Đánh giá năng lực
    • Ôn thi tốt nghiệp THPT
    • Ôn thi đánh giá tư duy
    • Tài liệu mới Update
    • Tài liệu kiến thức
  • Kiến thức
    • Toán
    • Vật Lý
    • Hóa Học
    • Ngữ Văn
    • Tiếng Anh
    • Sinh Học
  • kho tài lệu free
  • Tin tức học đường
  • Liên hệ
You are here: Home / Nghị luận xã hội / Dàn ý nghị luận bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức

Dàn ý nghị luận bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức

Tác giả Tùng Teng posted 04/03/2025

Cùng tham khảo nội dung Dàn ý nghị luận bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức được Onthidgnl chia sẻ dưới đây. Các em tham khảo dàn bài nghị luận và phần đọc hiểu văn bản để ôn thi tốt nghiệp THPTQG môn ngữ văn được tốt nhé.

Dàn ý nghị luận bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa tìm kiếm + Onthidgnl.com". Lưu ý! Kéo xuống cuối trang để tải File PDF (nếu có) nhé!

Mục lục

  • Đọc đoạn trích:
    • Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
    • Câu 2. Theo đoạn trích, “ bản chất thật sự của học vấn” là gì?
    • Câu 3. Theo em, vì sao tác giả khuyên mọi người phải đọc sách?
    • Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến” có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học” không? Vì sao?
    • Câu 5. Viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.
  • Dàn ý nghị luận bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức
    • Mở đoạn:
    • Thân đoạn:
    • Kết đoạn:

Đọc đoạn trích:

Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác nào vô học. […]

Theo như suy nghĩ của tôi, bản chất thật sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần.

Để ứng dụng sống động suy nghĩ đó vào cuộc sống thực tế thì cần phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lí của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra, đương nhiên là còn phải đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người ta nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn.

Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích lũy tri thức.

Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức

Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức.

( Fukuzawa Yukichi, Khuyến học,

Người dịch: Phạm Hữu Lợi, NXB Thế Giới, 2018, trang 167-168)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, “ bản chất thật sự của học vấn” là gì?

2 Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần.

Câu 3. Theo em, vì sao tác giả khuyên mọi người phải đọc sách?

3 Tác giả khuyên mọi người phải đọc sách vì: đọc sách là cách con người tự học, tự nghiên cứu để tích lũy tri thức, mở rộng hiểu biết để ứng dụng vào cuộc sông; đọc sách là nền tảng để con người vươn tới thành công, khẳng định giá trị đích thực của bản thân mình.

Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến” có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học” không? Vì sao?

4 Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng cần có kiến giải hợp lí. Hướng dẫn đồng ý vì:

– Học đi đôi với hành.

– “Vô học” chỉ tình trạng không có tri thức, ở đây là kiến thức tích lũy chỉ thể hiện ở lí thuyết, sách vở mà không áp dụng vào thực tế. Con người sống trong cuộc đời với muôn mặt đời thường chứ không đóng khung trong sách vở nên học vấn chỉ thực sự phát huy tác dụng khi ứng dụng vào cuộc sống thực tế.

– Khả năng áp dụng những điều học được vào thực tế thể hiện sự linh hoạt của chủ thể, cho thấy năng lực thật của con người chứ không phải sự sao chép, học vẹt.

Không đồng ý vì:

– Những người vô học không nhất thiết phải là không áp dụng vào thực tế mà vì thật sự không có kiến thức gì để áp dụng.

– Vô học còn được kể đến trong trường hợp tích lũy được tri thức, có năng lực nhưng lại áp dụng vào những việc có hại cho cộng đồng.

Câu 5. Viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.

Câu Gợi ý

Dàn ý nghị luận bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức

Mở đoạn:

Giới thiệu ý kiến

Thân đoạn:

– Giải thích:

+ Bàn bạc là trao đổi ý kiến,tranh luận là bàn cãi để tìm ra chân lí, lẽ phải, tri thức là những kiến thức về sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội…

+ Ý nghĩa: bàn bạc, tranh luận là cơ hội để giúp mỗi con người được trau dồi, mở rộng học tập thêm nhiều kiến thức, chân lí, lẽ phải.

– Bàn luận:

+ Trong quá trình bàn bạc, tranh luận, người tham gia sẽ trao đổi, mở rộng thêm nhiều tri thức mới từ người khác, nâng cao tầm hiểu biết của bản thân.

+ Bàn bạc, tranh luận là để tìm ra lẽ phải, chân lí. Nhờ đó, người tham gia bàn bạc, tranh luận sẽ nhận ra những kiến thức còn sai sót, chưa chính xác trong nhận thức, từ đó điều chỉnh hoàn thiện cho bản thân mình.

+ Bàn bạc, tranh luận không phải để phân định rạch ròi thắng- bại, hơn – thua, tốt- xấu, cao- thấp, cố chấp, bảo thủ trong tranh luận, hẹp hòi, không trao đổi, chia sẻ kiến thức cho người khác

+ Dẫn chứng:

Kết đoạn:

– Khẳng định: Ý kiến là hoàn toàn đúng đắn

– Bài học nhận thức và hành động: nhận ra lợi ích của việc bàn bạc, tranh luận trong quá trình tiếp thu tri thức, thường xuyên bàn bạc, tranh luận để mở rộng kiến thức cho bản thân đồng thời cũng là cách để giúp người khác nâng cao tầm hiểu biết của họ.

…

Tham khảo:

  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống
  • Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý

Hy vọng rằng bài “Dàn ý nghị luận bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức”… sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức làm bài và tự tin hơn trong môn Ngữ Văn THPT. Hãy cùng nhau khám phá và luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới, đạt điểm cao nhé! Chúc các bạn thành công!

Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:

FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom

Group: https://www.facebook.com/groups/2k7onthidgnl

Threads: https://www.threads.net/@onthidgnl2k7

Có thể bạn quan tâm:

  • Nghị luận về Lòng vị tha: Vẻ đẹp của sự bao dung
  • Vẻ đẹp hình tượng của Người lái đò sông Đà
  • Mở bài tác phẩm Tây Tiến có chọn lọc với hơn 50 mẫu
  • Phân tích khổ 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Filed Under: Nghị luận xã hội;

About Tùng Teng

Tôi là Tùng Teng. CEO thành lập website và là Chuyên gia nội dung với 12 năm kinh nghiệm và chịu trách nhiệm với những nội dung hữu ích mang lại.
Facebook: facebook.com/caca9x

Instagram: instagram.com/tungteng9x/

Pinterest: pinterest.com/tungteng9x/

Primary Sidebar

Tìm kiếm

Danh mục nổi bật

  • Nghị luận xã hội
  • Nghị luận văn học
  • Soạn Văn 12
    • Kết nối tri thức tập 1
    • Kết nối tri thức tập 2
    • Chân trời sáng tạo tập 1
    • Chân trời sáng tạo tập 2
    • Cánh Diều tập 1
    • Cánh Diều tập 2

FOLLOW CHÚNG TÔI

    FANPAGE:
    Facebook.com/onthidgnlcom

  • GROUP FACEBOOK
  • 2K7 Ôn thi ĐGNL, ĐGTD, Đại học 2025 - Chia sẻ Kho tài liệu miễn phí
  • KÊNH YOUTUBE:


Bài viết mới nhất

  • Chuyên_Đề_Nguyên_Hàm_Và_Tích_Phân_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_THPT_2025_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Một_Số_Yếu_Tố_Về_Xác_Suất_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_THPT_2025_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Hình_Học_Không_Gian_Lớp_11_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Hàm_Số_Mũ_Hàm_Số_Lôgarit_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_THPT_2025_Giải_Chi_Tiết
  • Chuyên_Đề_Cấp_Số_Cộng_Và_Cấp_Số_Nhân_Ôn_Thi_Tốt_Nghiệp_Giải_Chi_Tiết

Footer

About Ôn thi ĐGNL

Onthidgnl.com là website chia sẻ miễn phí các kiến thức học tập, thông tin về Ôn thi THPT, đại học, luyện thi đánh giá năng lực của các trường.
Liên hệ:
Phone: 0862902394
Địa chỉ: P. Nguyễn Thị Thập, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Mail: info@onthidgnl.com

Kết nối chúng tôi

  • Amazon
  • Facebook
  • Pinterest
  • Threads
  • Twitter
  • YouTube

Chuyên mục chính

  • Kiến thức Toán Học
  • Kiến thức Vật Lý
  • Kiến thức Hóa Học
  • Kiến thức Ngữ Văn

Copyright © 2025 · Onthidgnl.com
Sitemap | Giới thiệu | Liên hệ | Chính sản bảo mật | Điều khoản và điều kiện