Tây Tiến là một bài thơ của nhà thơ Quang Dũng, được in trong tập ”Mây đầu ô”. Bài thơ cũng là một trong những tác phẩm trọng tâm trong kiến thức ngữ văn 12 cũng như chương trình ôn thi đại học môn văn. Và bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn Cảm nhận về 14 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về 14 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Mục lục
Gợi ý phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến”
MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vào phần nội dung tác phẩm cần phân tích
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
THÂN BÀI
-
Khái quát tác phẩm (Hoàn cảnh ra đời – vị trí tác phẩm):
-Tây Tiến là tên một phân hiệu bộ đội có nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Năm 1948, sau khi rời đơn vị cũ Quang Dũng đã sáng tác bài thơ “Tây Tiến”.
– Dẫn vào đoạn thơ phân tích: Trong đó 14 câu thơ đầu gây ấn tượng mạnh trong lòng khán giả.
2. Phân tích đoạn thơ
Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ đồng đội, nhớ khung cảnh,… đó là nỗi nhớ “Tây Tiến”
Hai câu thơ đầu:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
– Hình ảnh “sông Mã” gắn liền với chặng đường hành quân của người lính.
-”Tây Tiến” là nỗi nhớ đồng đội.
=> Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.
– “nhớ về rừng núi”: là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng tất cả đã “xa rồi”.
– Điệp từ nhớ được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ.
– Tình cảm ấy được thể hiện bằng ba từ “Nhớ chơi vơi”, cùng với cách hiệp vần “ơi”. Một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông.
=> Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên.
Sáu dòng thơ tiếp theo
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Là nỗi nhớ về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ.
- Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hiểm nguy nhưng không ngăn nổi bước chân người lính:
– Thiên nhiên khắc nghiệt: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”. Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ “lấp” cả đoàn quân.
– Con đường hành quân với cảnh vượt dốc, đường đi nguy hiểm với dốc cao, vực thẳm
-Sử dụng nhiều từ láy gợi hình: “khúc khuỷu” (quanh co khó đi), “thăm thẳm” (diễn tả độ cao, độ sâu), “heo hút” (xa cách cuộc sống con người).
-Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đi liền nhau “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” (bảy chữ mà đã có tới 5 chữ là thanh trắc) khiến khi đọc lên ta có cảm giác trúc trắc, mệt mỏi như đang cùng hành quân với đoàn binh vậy.
– Câu thơ “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” sử dụng phép nhân hóa “súng ngửi trời” làm hiện lên hình ảnh: núi cao heo hút, mây nổi thành cồn trên đỉnh núi, người lính đi trên đỉnh núi mà như đi trên mây.
– Thiên nhiên không còn là đối tượng để thưởng thức ngắm nhìn nữa mà là đối thủ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”.
-Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối: “Ngàn thước lên cao // ngàn thước xuống”, làm câu thơ như bị bẻ đôi, diễn tả con dốc với chiều cao, sâu rợn ngợp.
2. Thiên nhiên Tây Bắc qua những nét vẽ đầy thơ mộng trữ tình:
– Có cảnh đoàn quân đi qua bản Mường Lát vào ban đêm và phát hiện ra vẻ đẹp trữ tình “hoa về trong đêm hơi”. Hai hình ảnh ấy đặt cạnh nhau tạo nên một không gian thơ mộng.
=>Tâm hồn lúc nào cũng luôn lạc quan, yêu đời làm bạn với hoa rừng, sương núi.
– “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Nhịp thơ cũng chậm lại, âm điệu nhẹ nhàng như phút nghỉ chân hiếm hoi của người lính. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành và yêu thương.
Bốn câu thơ tiếp theo
Nhà thơ miêu tả sự hi sinh gian khổ của người lính đối mặt với sự dữ dội của chốn đại ngàn:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
– Sự dữ dội của núi rừng cũng vắt kiệt sức người lính: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. “Dãi dầu” là dầm mưa dãi nắng, vất vả khó nhọc. “Không bước nữa” là kiệt sức. “Gục lên súng mũ” là ngã xuống. “Bỏ quên đời” là hi sinh, mất mát. – Nghệ thuật nói giảm nói tránh đã làm cho câu thơ giảm đi đau thương mà thay vào đó là sự bi tráng, hào hùng.
– Gian khổ nơi đại ngàn:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
“Chiều chiều” rồi “đêm đêm” là thời gian của những mối hiểm nguy. Những âm thanh “thác gầm thét”, “cọp trêu người” uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng nước độc.
Hai câu cuối đoạn thơ
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
– “Nhớ ôi!” từ cảm thán mang tình cảm dạt dào. Khung cảnh đậm đà tình quân dân khi người lính được đồng bào tiếp đón bằng “cơm lên khói” hương “thơm nếp xôi”.
3. Tổng kết
Nghệ thuật:
-Là sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
– Sử dụng nhiều từ láy tạo hình, cách sử dụng thanh trắc, điệp từ, nhân hóa, đối lập
KẾT BÀI
Tổng kết và nêu đánh giá cá nhân.
Hy vọng phần tổng hợp trên sẽ giúp các bạn Học tốt văn lớp 12 và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!
***Các bạn có thể xem thêm: Tổng ôn kiến thức môn ngữ văn