Tham khảo bài viết Cách làm văn nghị luận xã hội và các dạng bài trong văn nghị luận nhé các bạn!
Các dạng văn nghị luận xã hội thường gặp
Dạng bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí (TTĐL)
a. Dạng đề trực tiếp
Ví dụ: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình.
b. Dạng đề gián tiếp
* Một câu nói/ tục ngữ/ danh ngôn/ ý kiến,…
Ví dụ: Suy nghĩ về ý kiến của diễn giả Trần Đăng Khoa: “Không phải ai cũng sẽ trở thành một ngôi sao, nhưng bạn luôn có thể tỏa sáng theo cách của bạn”.
* Một văn bản ngắn/ câu chuyện ngắn/ bài viết ngắn (có thể trích từ báo)
Dạng bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống (HTĐS)
* Bàn về một hiện tượng
Ví dụ: Suy nghĩ về hiện tượng đua đòi của một số bạn trẻ hiện nay.
* Bàn về hai hiện tượng (rất hiếm gặp)
Lưu ý: Hiện tượng đời sống xã hội thường đề cặp tới nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: gian lận trong thi cử, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, quan niệm về sống thử, văn hóa thần tượng, thực phẩm ô nhiễm,…Có thể nói, đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bô Giáo dục đã hướng đến để học sinh tiếp cận.
Dạng bài tổng hợp
Ví dụ: Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” (Đề thi đại học khối D – 2012)
Cách làm bài văn nghị luận
Yêu cầu chung (theo đáp án của Bộ giáo dục)
– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mởbài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (0,25 điểm)
– Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5 điểm)
– Giải thích (0,25 điểm)
– Bàn luận (1,25 điểm)
– Bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm)
– Sáng tạo, ngữ pháp, lỗi đặt câu ,diễn đạt,…(0,5 điểm)
Các bước làm bài:
a. Đọc đề: – Đọc kĩ đề 3 lần (không bỏ sót chữ nào) – Gạch chân yêu cầu, phạm vi của đề và từ khóa về vấn đề được đặt ra. – Dùng dấu / để chia các vế của vấn đề (nhất là với dạng đề tổng hợp, cặp đôi)
b. Lập dàn ý:
– Xác định đề thi về TTĐL hay HTĐS
– Viết tiêu đề các bước làm ra giấy nháp (giải thích, bàn luận,…). Chú ý viết chừa khoảng trắng để sau đó điền ý chính từng nội dung
– Huy động kiến thức, suy nghĩ những ý chính và dẫn chứng viết vào từng phần. Chú ý chỉ viết ý chính và tên dẫn chứng, không viết ra chi tiết.
– Phần lập dàn ý chỉ viết cực kì ngắn gọn, không để mất thời gian. Đọc đề và lặp dàn ý chỉ nên giới hạn 15 phút khi luyện tập và 10 phút khi thu thât.
c. Viết bài:
– Dựa vào dàn ý đã sơ thảo viết thành bài văn. Với NLXH câu chữ không nên rườm rà mà phải ngắn gọn, thuyết phục.
– Khi đang viết bài mà có ý gì mới thì ghi ngay vài chữ vào dàn ý tại đúng vị trí để nhớ.
d. Kiểm tra:
– Đọc sơ lượt lại một lần để kiểm tra lỗi chính tả, cách viết câu, dùng từ.
– Khi đi thi chính thức, phần này có thể làm sau khi đã hoàn thành cả bài nếu thí sinh muốn đảm bảo thời gian làm câu thứ ba.
Dàn bài chung cho các dạng đề
a. Nghị luận xã hội về TTĐL
* Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề (trực tiếp/ gián tiếp)
– Giới thiệu vấn đề nghị luận (trích ý kiến,… với dạng đề gián tiếp)
* Thân bài:
– Giải thích khái niệm
Lưu ý: đối với dạng đề gián tiếp
+ TH1: Đề có một câu nói/ ý kiến,…thì giải thích từ ngữ/ cả câu rút ra ý nghĩa, nội dung câu nói (ngắn gọn)
+ TH2: Đề cho một văn bản ngắn/ câu chuyện ngắn,… thì giải thích sơ lược các chi tiết chính trong văn bản rút ra ý nghĩa văn bản, vấn đề nghị luận.
– Bàn luận
+ Khẳng định vấn đề đúng/ sai?
+ Vì sao đúng (vì sao sai)?
+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh.
– Mở rộng
+ Mở rộng vấn đề ở các khía cạnh
+ Xem xét vấn đề theo hướng ngược lại để nhìn vấn đề toàn diện
– Phê phán (khen, chê)
* Kết bài:
– Bài học nhận thức và phương hướng hành động
– Tóm lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản…)
– Liên hệ bản thân.
b. Nghị luận xã hội về HTĐS
* Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề
– Giới thiệu vấn đề
* Thân bài:
– Giới thiệu về hiện tượng đời sống (thực trạng của vấn đề)
– Nguyên nhân: Kết hợp lí lẽ, dẫn chứng – Hậu quả: tác động xấu đến cá nhân, gia đình, xã hội.
– Giải pháp khắc phục (hướng nuôi dưỡng)
– Phê phán (khen, chê)
* Kết bài:
– Bài học nhận thức và phương hướng hành động
– Nhắc lại hiện tượng và tóm gọn ý nghĩa
– Liên hệ bản thân.
c. Dạng đề tổng hợp
* Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề
– Giới thiệu cả hai vấn đề (Nếu có hai câu nói phải trích dẫn cả hai)
* Thân bài:
– Giải thích hai vấn đề
+ Giải thích vấn đề 1 (quy về dạng trực tiếp hay gián tiếp để giải thích)
+ Giải thích vấn đề 2 (như trên)
+ Sơ bộ rút ra mối quan hệ giữa hai vấn đề: quan hệ đối lập hoặc quan hệ bổ sung
– Bàn luận Bàn luận từng vấn đề
– Mở rộng chung
+ Soi chiếu vấn đề ở nhiều phương diện
+ Phân tích hạn chế trong từng cách hiểu (nếu có)
– Phê phán chung
* Kết bài:
– Bài học nhận thức và phương hướng hành động
– Khẳng định lại mối quan hệ của hai vấn đề
– Liên hệ bản thân
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các em học sinh học tập và ôn thi hiệu quả qua các kỳ thi nhé!\