Nghị luận so sánh hai nhân vật trong tác phẩm văn học được đánh giá là dạng bài khiến nhiều bạn học sinh lúng túng trong quá trình ôn thi đại học môn văn. Vậy để giúp các bạn dễ dàng hơn trong quá trình học Ngữ văn 12 mời các bạn tham khảo bài viết Cách làm dạng đề so sánh hai nhân vật dưới đây nhé.
Cách làm dạng đề Nghị luận so sánh hai nhân vật trong tác phẩm văn học
MỞ BÀI:
Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp, tuy nhiên cần lưu ý cần có những ý sau đây:
– Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm đang được đề cập
-Nêu vấn đề cần làm rõ (yêu cầu của đề bài)
THÂN BÀI:
– Sử dụng nhiều thao tác lập luận đối sánh, đặt nhân vật thứ nhất đối sánh với nhân vật thứ 2 và trong một mối tương quan nhất định (chủ yếu sử dụng thao tác phân tích để làm rõ) và ngược lại.
*Chú ý bám sát vấn đề nghị luận
-So sánh – chỉ ra nét tương đồng và khác biệt của 2 nhân vật được đối chứng
-Lý giải sự khác biệt đó (Dựa vào hoàn cảnh, không gian thời gian, cách xử lý của nhân vật, phong cách của tác giả,..)
KẾT BÀI:
- Kết luận lại vấn đề nghị luận và nêu đánh giá của cá nhân
Bài tập Nghị luận so sánh hai nhân vật trong tác phẩm văn học
Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
MỞ BÀI
Dẫn dắt vào vấn đề, giới thiệu tác giả, tác phẩm
Kim lân được mệnh danh là cây bút của nông thôn. Ông thường hay hướng ngòi bút của mình khắc họa cuộc sống của người dân quê chất phác cùng những hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ ra phẩm chất, tính cá thể của mỗi nhân vật. Thành công trong thể loại truyện ngắn, “Vợ nhặt” là tác phẩm độc đáo và xuất sắc đại diện cho cho phong cách thơ của Kim Lân. Tác phẩm thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.
Trong thời kỳ chống Mỹ, nói về cây bút tiên phong, tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn không thể không kể đến Nguyễn Minh Châu. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm tiêu biểu viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lý của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
(Lưu ý học sinh nên lựa chọn ý để đưa vào bài viết, nội dung trên chỉ mang tính chất liệt kê khái quát)
THÂN BÀI
1.Đối với “Vợ nhặt”
Tuy không được miêu tả chi tiết nhưng “vợ nhặt” được đánh giá là linh hồn của tác phẩm, là chất xúc tác cho các hoàn cảnh và hoạt động diễn ra cũng là nhân vật có sự diễn biến, thay đổi khiến người đọc ấn tượng. Nhân vật được khắc họa một cách sống động và thể hiện rõ được sự khác biệt giữa vẻ ngoài và tính cách tâm hồn.
– Vẻ đẹp tiềm ẩn đáng quý:
+ Ẩn bên trong sự vất vưởng, một cuộc sống trôi dạt à lòng ham sống, khao khát được sống mãnh liệt của một người con gái
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.
2.Người đàn bà hàng chài
Đây là nhân vật bao hàm rất nhiều cung bậc cảm xúc. Tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa nội tâm nhân vật, là sự hy sinh, nhẫn nhịn vì con, là lòng bao dung vị tha của người phụ nữ.
– Nét đẹp tiềm ẩn:
Bên trong sự nhuốc nha của ngọại hình, đằng sau sự cam chịu của những bạo hành gia đình đó là:
+Một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.
+Một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi.
+Một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.
3.Sự đối sánh của 2 nhân vật
Cả 2 nhân vật được đặt trong một hoàn cảnh éo le thể hiện thân phận nhỏ bé, không có tiếng nói cùng hoàn cảnh lam lũ, bất hạnh. Họ là những nạn nhân của hoàn cảnh, của những định kiến và góc khuất của xã hội. Nhưng qua đó đều thể hiện được những vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ Việt Nam
– Khác biệt:
– Người “vợ nhặt” được khắc họa là hình ảnh người con gái trong nạn đói thế kỉ đặc biệt hơn đó là hình ảnh nàng dâu mới về. Nhân vật được đặt trong một tình huống vừa éo le vừa hóm hỉnh thể hiện khao khát sống mạnh mẽ.
– “Người đàn bà hàng chài” đó là người phụ nữ chịu thương chịu khó, là người mẹ tần tảo với gánh nặng mưu sinh nhưng cũng là một người đàn bà với hoàn cảnh bất hạnh – nạn nhân của bạo lực gia đình.
4.Lý giải sự khác biệt:
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi)
KẾT BÀI
– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
Trong quá trình là bài, học sinh hoàn toàn có thể sáng tạo và đưa ra những quan điểm cá nhân tuy nhiên qua điểm đó không được quá gay gắt hay mang tính tiêu cực đến người đọc hoặc thể hiện sai tinh thần của tác phẩm.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn trong cách làm bài nghị luận so sánh hai nhân vật trong tác phẩm văn học. Cùng lưu lại để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất nhé!
Theo dõi MXH của Onthidgnl để update nhiều tài liệu miễn phí nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom