Cùng tham khảo nội dung về Các dạng câu hỏi đọc hiểu văn bản thông tin trong chương trình ôn thi ngữ văn THPT! Nội dung sẽ giúp bạn có phương pháp ôn tập hiệu quả. Hãy cùng nhau khám phá và tìm hiểu nhé! Chúc các bạn đạt kết quả tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn
Mục lục
Câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thông tin
Các dạng câu hỏi theo mức độ nhận thức
1. Biết (2 câu 0,5 điểm/ câu)
– Nhận diện, xác định được các chi tiết, dữ liệu trong văn bản.
– Nhận biết được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản.
– Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản.
– Nhận biết được các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ… được sử dụng trong văn bản.
2. Thông hiểu (2 câu 1điểm/câu)
– Phân tích, lí giải được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.
– Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; lí giải được thái độ và quan điểm của người viết.
– Phân tích, lí giải được sự phù hợp giữa nội dung và nhan đề văn bản.
– Chỉ ra được hiệu quả, tác dụng của cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong văn bản.
– Phân biệt được dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; nhận biết và đánh giá được tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản.
– Phân tích được vai trò và cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.
3. Vận dụng (1 câu
– Đánh giá được mức độ chính xác, tin cậy, tính hữu ích của thông tin, tri thức trong văn bản.
– Có quan điểm riêng trong đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm của cá nhân.
– So sánh được hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin chỉ dùng ngôn ngữ và văn bản thông tin có kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ.
Cách thức xây dựng câu hỏi
Bước 1
Đọc kĩ, xác định đúng kiểu/loại văn bản
1. Mục đích: Chuyển tải thông tin một cách khách quan, hiệu quả bằng các dữ liệu, con số, hình ảnh, sự kiện…
2. Hình thức:
– Đa dạng, phong phú về đề tài và nội dung.
– Các mục: nhan đề, ngày tháng công bố, sa pô, các tiểu mục, hệ thống kí hiệu, hình ảnh…
3. Cách đọc hiểu văn bản thông tin
– Xác định được nội dung các thông tin cơ bản, đánh giá được tầm quan trọng và ý nghĩa của các thông tin trong văn bản.
– Nhận biết được cách triển khai thông tin của bài viết (nguyên nhân- kết quả, triển khai theo thời gian, không gian hay theo mức độ quan trọng của thông tin…).
– Nhận biết được tác dụng của các yếu tố tạo nên văn bản thông tin tổng hợp.
– Hiểu được tác dụng của hình thức trình bày thông tin (nhan đề, sa pô, các đề mục nhỏ, bố cục, hình ảnh…).
BƯỚC 2
Xác định tính chất của loại câu hỏi: nhận biết, thông hiểu hay vận dụng
Theo bảng đặc tả.
BƯỚC 3
Lựa chọn lệnh hỏi phù hợp
– Câu hỏi đọc hiểu thường yêu cầu HS trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm, không diễn đạt dài dòng,..
– Lệnh hỏi vì thế phải rõ ràng, khu biệt được các ý cần trả lời, khai thác.
Ví dụ:
Đọc hiểu Gương mặt trẻ nổi bật của thể thao Việt Nam
Tham khảo thêm:
Định hướng Ôn thi tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn năm 2025
Cấu trúc, ma trận đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025
Các dạng Câu hỏi đọc hiểu văn bản theo chương trình mới 2025
Tải tài liệu ôn thi môn ngữ Văn THPTQG
Với nội dung Các Dạng câu hỏi đọc hiểu văn bản thông tin kèm tài liệu mà Onthidgnl chia sẻ ở trên. Hy vọng sẽ giúp các em có sự chuẩn bị tốt để ôn thi THPTQG môn ngữ văn sắp tới. Chúc các bạn đạt kết quả cao cho kỳ thi tuyển sinh nhé.
Theo dõi MXH của Onthidgnl nhé:
FB: https://www.facebook.com/onthidgnlcom