Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thuộc chủ đề tình yêu quê hương, đất nước gắn với tình yêu thiên nhiên. Đây cũng là tác phẩm nằm trong hệ thống kiến thức Ngữ văn 12. Để giúp các bạn ôn thi đại học môn văn, thì bài viết dưới đây sẽ khái quát các nội dung học sinh cần nắm được khi nghiên cứu tác phẩm này.
Mục lục
Đôi nét về Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tài hoa trong thể loại văn bút ký, tùy bút. Các tác phẩm của ông là sự kết hợp của trí tuệ và chất trữ tình, giữ nghị luận đanh thép và cái nhìn đa chiều cùng vốn kiến thức phong phú. Lỗi hành văn của ông khiến độc giả mê đắm bởi ngòi bút hướng nội nhưng cũng rất đa chiều.
Giới thiệu chung về Ai đã đặt tên cho dòng sông
Là tác phẩm kỳ bút được ông viết đầu năm 1981 tại Huế và được in trong tập sách cùng tên. Cả bài bút ký được chia làm ba phần và đoạn trích chúng ta tìm hiểu là phần đầu của tác phẩm.
Bài kí với cách hành văn phóng túng, nhân vật chính là “cái tôi” của tác giả, chất trữ tình rất đậm gây ấn tượng trong lòng đọc giả.
Nội dung – Nghệ thuật tiêu biểu của Ai đã đặt tên cho dòng sông
Về nội dung
– Hành trình Sông Hương: GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét: “Dù ở điểm nhìn nào thì trong con mắt của Hoàng Phủ Ngọc Tường dòng sông Hương cũng hiện lên như một cô gái đẹp – không phải cái đẹp chung chung, mà vẻ đẹp của cô gái Huế, với cái duyên dáng và mang tâm hồn riêng của Huế.”
+Thượng nguồn: phóng khoáng và man dại như cô gái Di-gan, có khi vẻ đẹp trí tuệ như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa sử sở.
+ Ở ngoại vi thành phố Huế: tràn đầy sức sống, biến ảo linh hoạt về cả màu sắc lẫn chuyển động như một người con gái đẹp. Và với hành trình tìm kiếm có ý thức người tình đích thực nhuốm màu cổ tích với những đường cong đầy quyến rũ qua các địa danh. Nhưng cũng có khi dòng sông khoác lên mình một vẻ đẹp cổ điển, rất Huế.
+ Trong lòng thành phố Huế – bắt gặp người tình đích thực, tác giả cảm nhận dòng sông Hương như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế với những tình cảm đặc biệt. Đây là một phát hiện rất nữ tính, rất có hồn.
+ Khi rời xa thành phố Huế: mang tính cách của một người tình tuy có chút lẳng lơ kín đáo nhưng lại rất dịu dàng và chung thủy với tình cảm lưu luyến, chẳng muốn rời xa người yêu.
Đặc trưng của thể kí thể hiện trong chặng hành trình của sông Hương:
Qua hành trình của sông Hương từ thượng nguồn về đến thành phố Huế rồi đổ ra biển, tác giả vẫn cung cấp những kiến thức khoa học, địa lý,… về sông Hương rất xác thực. Tuy nhiên, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo,… Hoàng Phủ Ngọc Tường đã biến hành trình của sông Hương thành một cô gái đẹp với hành trình đi tìm kiếm người tình đích thực của mình.
– Sông Hương ở các góc độ (lịch sử, văn hóa, thi ca và đời thường): Ở góc độ lịch sử, sông Hương chứng kiến và ghi dấu bao chiến công oanh liệt của cha anh từ thuở hồng hoang đến thời chống Pháp, chống Mỹ; ở góc độ văn hóa, sông Hương gắn liền với nền âm nhạc cổ điển Huế; ở góc độ thi ca, sông Hương trở thành nguồn cảm hứng thi ca bất tận của các nghệ sĩ; ở góc độ đời thường, sông Hương như một người con gái dịu dàng của đất nước với nét văn hóa rất riêng của Huế.
Đặc sắc về nghệ thuật của Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tác giả vận dụng kiến thức phong phú về văn hóa, địa lí, lịch sử, thơ ca, nhạc họa,… để miêu tả, biến con sông Hương và biến nó thành một hình tượng nghệ thuật. Qua đó, thể hiện một “cái tôi” vừa uyên bác, tài hoa vừa yêu quê hương, đất nước tha thiết.
=>>Đây cũng là một trong những đặc trưng tiêu biểu của thể loại này.
Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập môn ngữ văn thật tốt trong kỳ thi sắp tới nhé! Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi trang để có thêm thật nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé!
***Xem thêm: Hướng dẫn phân tích 1 tác phẩm văn học